Thư pháp có nhiều ý nghĩa hơn chỉ là việc luyện viết chữ.

Thư pháp Trung Hoa là một nét văn hóa truyền thống độc đáo và đặc sắc. Nhưng ngày nay, do sự phát triển của công nghệ và truyền thông mạng, người ta hiếm khi luyện viết thư pháp và cũng không còn nhắc đến thư pháp nhiều nữa. Tuy nhiên, thư pháp Trung Hoa là một trong những cách cơ bản nhất để rèn luyện bản thân của người xưa.
Hãy cùng xem xét sâu hơn và tìm hiểu những lợi ích mà một người có thể đạt được từ việc luyện viết thư pháp.

1. Thư pháp nuôi dưỡng tinh thần

Trong “Hoàng Đế” – một bản y học thời Trung Hoa cổ đại có viết: “Thanh tĩnh nuôi dưỡng tinh thần, loạn động phá hủy tinh thần”. Thư pháp có thể giúp người ta trở nên bình tĩnh; khi trẻ em luyện tập thư pháp, chúng có thể tập trung yên lặng và bỏ đi tính cách nóng vội của mình.
Với mỗi nét viết của thư pháp, người ta luôn giữ sự tập trung trong cơ thể và tâm trí, đây là một trạng thái có thể nuôi dưỡng tinh thần mỗi người.

10 lợi ích tuyệt vời của việc luyện viết thư pháp
Khi trẻ em luyện viết thư pháp, chúng có thể tập trung yên lặng và bỏ đi tính cách nóng vội của mình. (Ảnh: giadinh.net.vn)

2. Thư pháp nuôi dưỡng trái tim

Thông qua việc viết thư pháp, chúng ta có thể rèn luyện tính kiên nhẫn, đồng thời khiến tâm trí mình nhạy bén hơn. Kiên nhẫn giúp con người thêm bền chí.
Lão Tử giảng: “Người khôn ngoan đạt những thành tựu vĩ đại là nhờ biết chia nhỏ hành động của mình”. Từ nét đầu tiên cho đến cuối cùng của mỗi chữ thư pháp sẽ giúp người ta tạo ra thói quen tốt là phải chú ý đến từng chi tiết.

viet thu phap
Thư pháp nuôi dưỡng sự kiên nhẫn. (Ảnh qua vietvisiontravel.com)

3. Thư pháp nuôi dưỡng tầm nhìn

Sự thấu hiểu từ trong tâm đến từ những gì chúng ta nghe thấy và nhìn thấy. Tuy nhiên, khả năng quan sát là quan trọng hơn, càng chú tâm bao nhiêu chúng ta càng có thể hấp thu phân tích những gì mình nhìn thấy và nghe thấy.

10 lợi ích tuyệt vời của việc luyện viết thư pháp
“Tiên học lễ, hậu học văn” vẫn giữ nguyên giá trị của nó. Trước học lễ nghĩa, đạo đức làm người, sau học chữ nghĩa, kiến thức. (Ảnh: Internet)

4. Thư pháp nuôi dưỡng các khái nghiệm về thẩm mỹ

Thư pháp giúp chúng ta học cách đánh giá cái đẹp, tìm ra cái đẹp và sáng tạo ra cái đẹp.

(Ảnh: Internet)
(Ảnh: Internet)

5. Thư pháp: Con đường dẫn đến trái tim chân chính

Thư pháp có thể giúp chúng ta trau dồi một trái tim chân chính, Liễu Công Quyền – một nhà thư pháp và nhà thơ nổi tiếng triều đại nhà Đường từng nói: “Khi viết thư pháp đúng cách, tâm bạn sẽ trở nên chân chính”.
Chúng ta có thể đề cao tâm tính của mình bằng cách thực hành thư pháp. Thư pháp là phương pháp rèn luyện tâm hồn mỗi người, nói cách khác: “Nếu bạn giỏi thư pháp, bạn sẽ dễ dàng trở thành một người tốt”.

thu phap 2
(Ảnh qua asiaessencetours.com)

6. Thư pháp nâng cao lòng ham học hỏi

Chúng ta luôn muốn đề cao lòng kính trọng đối với văn hóa truyền thống – bằng cách luyện viết thư pháp và dạy trẻ em viết thư pháp, chúng ta sẽ tăng cường nhận thức đối với lịch sử và các tác phẩm cổ điển khác.

viet thu phap, 10 lợi ích tuyệt vời của việc luyện viết thư pháp
Để rèn luyện thư pháp, một người cần “bốn bảo vật”: bút, mực, nghiên, giấy. (Ảnh: Vision Times)

7. Thư pháp nâng cao tinh thần

Chúng ta tập trung chú ý vào năng lượng và chất lượng nghệ thuật của thư pháp, nhưng cũng nhấn mạnh vào “tinh thần cao quý”. Đây là một quá trình phát triển tinh thần, kết quả có được từ sự làm việc chăm chỉ và một tinh thần khoan dung.

Thư pháp: “Chân Thiện Nhẫn”. (Ảnh: zhengjian.org)

8. Thư pháp nuôi dưỡng lòng thành kính

Luyện tập thư pháp với một trái tim thành kính sẽ giúp chúng ta ngộ ra những điều kỳ diệu của thư pháp.

(Ảnh: Internet)
(Ảnh: Internet)

9. Thư pháp nuôi dưỡng tâm thái đúng đắn

Trong khi học viết mỗi nét chữ, chúng ta cần tập trung vào sự đứng đắn. Khổng Tử nói: “Không nhìn điều sai, không nghe điều bậy, không nói điều trái, không làm điều quấy”.
Thông qua luyện tập thư pháp, chúng ta có thể học cách tự kiểm soát và lấy lại sự đúng đắn. Tâm thái đúng đắn là những gì thế giới cần nhất hiện nay.

(Ảnh: Internet)
(Ảnh: Internet)

10. Thư pháp nuôi dưỡng sự siêng năng

Thực hành thư pháp đòi hỏi chúng ta phải siêng năng, kiên trì và chịu đựng gian khổ tốt. Đỗ Phủ – một nhà thơ nổi tiếng thời Đường từng nói: “Kẻ sĩ nên đọc năm xe sách và làm việc chăm chỉ vì sự phát triển thịnh vượng của chính mình”.

(Ảnh: Pinterest)
(Ảnh: Pinterest)

Học thư pháp có thể giúp bạn đạt được mục tiêu của mình trong cuộc sống. Bạn hãy thử xem sao.

Nguồn: trithucvn