Cuốn sách này là tập hợp một số bài viết do Đại đức Thích Nhuận Đạt biên dịch từ những công trình nghiên cứu nghiêm túc của một số học giả, nhà tu hành, nhà thần học… như một cách để xuất giải pháp cho vấn đề bảo vệ sinh thái dưới góc nhìn của tôn giáo và triết học. Vì vậy trong cuốn sách này, người đọc có thể sẽ cảm thấy ngạc nhiên khi biết được ngoài Phật giáo đi tiên phong ra, Nho giáo, Đạo giáo, Cơ Đốc giáo, Hồi giáo, và nhiều sách triết lý chính trị theo truyền thống của “bách gia chư tử” Trung Quốc cổ đại cũng đều có những gợi ý hoặc để xuất minh triết liên quan các vấn để thuộc về bảo vệ môi trường sống của loài người. Điều dáng ngạc nhiên là không hiểu sao các bậc hiền triết cổ có thể “tiên tri” được vấn đề, từ đó đưa ra được những chỉ dẫn thích hợp mà con người thời đại ngày nay còn có thể tham khảo để điều chỉnh lối sống và hành vi của mình, nhằm tránh nguy cơ bị tận diệt?” –  Trần Văn Chánh (Trích Thay lời tựa)

Tác giả: Thích Nhuận Đạt,Hòa thượng Tuyên Hóa
Nhà xuất bản: NXB Tổng hợp Tp.HCM
Công ty phát hành: NXB Tổng hợp Tp.HCM

Mối quan tâm sinh thái là một phương diện quan trọng trong sự phát triển của sự quan tâm xã hội và ý thức đạo đức đương đại, những người có chung sự quan tâm này đã đưa ra sự thách thức cho các truyền thống tôn giáo không giống nhau. Các nhà tư tưởng tôn giáo từng tiến hành nghiên cứu, giải thích và thay đổi lại truyền thống tôn giáo của họ, khiến cho nó càng có thể đối diện với sự thách thức của khủng, hoảng sinh thái.” – Lại Phẩm Siêu

Tất cả những vấn đề trên thế giới đều liên quan đến “con người”, nhân loại có thể nói là kẻ tạo ra vấn đề, muốn xử lý vấn đề môi trường, phải nhờ vào sự tự giác của mỗi cá nhân. Vì lẽ đó, ngoài việc trân quý nguồn tài nguyên đất đai ra, chúng ta cần phải bảo vệ tốt môi trường thân tâm của mình, như cự tuyệt với kiến thức rác rưởi, không để tư tưởng bị ô nhiễm, ấy chính là bảo vệ môi trường tư tưởng, trong lòng không phiền muộn, đố kỵ, bất bình, giận dỗi, vv., ấy chính là bảo vệ môi trường tâm linh.” – Đại Sư Tinh Vân