Bộ sách 10 cuốn “Cùng bé lớn khôn” những câu chuyện về thế giới xung quanh sẽ trở nên thật lung linh diệu kỳ qua đôi mắt trẻ thơ. Những bức tranh minh họa rực rỡ sắc màu sắc 

Khi đọc truyện cùng con, bố mẹ không chỉ có thể gần gũi hơn với các con qua những câu chuyện về tình yêu gia đình, tình yêu động vật thiên nhiên tươi đẹp mà còn có thể nhận thấy được những nét ngây thơ, đáng yêu của các con qua cách thể hiện và giải quyết vấn đề của các con.

1. Cùng bé lớn khôn – Mầm non ơi, Tớ đến đây

Trải nghiệm lần đầu tiên tới nhà trẻ là bước ngoặt và thay đổi quan trọng trong tuổi thơ của các em nhỏ. Đây có lẽ là lần đầu tiên các em rời xa vòng tay thân thương của bố mẹ để bắt đầu một cuộc sống mới với những người bạn mới. Vì vậy, các em sẽ dễ lo lắng, bất an và kháng cự. Đó cũng chính là chủ đề nội trội trong những câu chuyện về các em.

Bối Bối- Cậu bé ngày ngày quấn lấy mẹ và không muốn đi nhà trẻ, đã phần nào khắc họa được hình ảnh của rất nhiều em nhỏ khác cùng trang lứa cũng đang phải đối mặt với “ thách thức” này. Nhưng dưới ngòi bút của tác giả, không chỉ dừng lại ở tâm lý kháng cự của Bối Bối, mà còn vượt qua cả những ưu tư cuộc sống, để các em tự trải nghiệm các vai diễn mang tính chò trơi, giúp các em tự cảm nhận và thích ứng với thay đổi của cuộc sống.

2. Cùng bé lớn khôn – Đôi bàn tay gấu

Bạn Gấu có một đôi tay vừa to vừa dày. Bạn ấy vừa phát hiện ra một điều rất thú vị là có thể dùng sức mạnh của đôi bàn tay để đổi lấy những thứ mình thích: như là đồ chơi của Thỏ con, Kem của bạn Cáo và còn cả sự tuân lệnh của Voi con.

Hình ảnh bạn Gấu trong câu chuyện này cũng là hình ảnh của rất nhiều bạn nhỏ chưa biết kiềm chế cảm xúc của mình. Thực ra các bạn bắt nạt bạn bè mình chỉ vì các bạn hiếu động quá và muốn khẳng định cái tôi của bản thân quá.  Điều này chẳng liên quan gì tới khái niệm thiện ác hay phân biệt đối xử. Vì thế, chúng ta nhất định không được lấy những tiêu chuẩn đạo đức ra để phê bình các bạn nhỏ được.

3. Cùng bé lớn khôn – Tai của Đô Đô tức giận rồi

Câu chuyện giữa Đô Đô và các bạn tai tinh ranh là câu chuyện mang tính giáo dục điển hình cho các bạn nhỏ trong trường mẫu giáo.

Tôi tin rằng, đa số những người đọc câu chuyện này đều có quan điểm giống tôi. Bạn Đô Đô trong câu chuyện là một bạn nhỏ đãng trí, nhưng luôn đổ lỗi việc hay quên đó là do hai bạn tai của mình, nên hai bạn tai đã tức giận và “đình công”. Cuối cùng, Đô Đô rút ra được bài học “lắng nghe” và chăm sóc đôi tai của bản thân tốt hơn.

4. Cùng bé lớn khôn – Chỉ ăn cánh sao

Câu chuyện này được kể qua lời thoại đơn giản hàng ngày của hai bà cháu Mễ Mễ. Gió thổi làm cánh sao bay vào miệng chú lừa, rồi cánh sáo bỗng biến thành hạt giống và chui ra ngoài; hạt giống được gieo trồng và lớn lên thành cây đào to; cây đào to ra rất nhiều quả ngọt, nhưng lại bị lũ sâu bọ rình rập; thế là cô gà mái liền chạy đến giúp cây đào bắt sâu, nhưng chẳng may lại để bọn chuột ăn trộm mất trứng của mình; bà nội và Mễ Mễ ra tay giúp cô đi tìm lại trứng và phát hiện ra rất nhiều gạo trong hang ổ của bọn chuột; bà nội đã mang gạo về rồi nấu lên thành cơm, rán thêm xúc xích và xào cả rau; xong xuôi bà bày tất cả lên đĩa, rồi đặt trước mặt Mễ Mễ; cuối cùng Mễ Mễ đã vui vẻ đón nhận và ăn ngon lành. Vậy là sau cả hành trình dài, bà nội đã giúp Mễ Mễ “ăn một bữa ngon lành”.

Đây là câu chuyện đầy sáng tạo và lôi cuốn. Chưa kể những hình minh họa trong truyện cũng rất đặc biệt.

5. Cùng bé lớn khôn – Gấu nhỏ không thích nói

“Gấu nhỏ không thích nói” có cách biểu đạt “ngôn ngữ” vô cùng đặc biệt.

Trước cửa sổ nhà mình, gấu nhỏ treo rất nhiều đồ vật khác nhau, để các bạn biết được cuộc sống thú vị và tình cảm chân thành của mình. Nào là búp bê bằng nấm, chuỗi vỏ sò đẹp, ngôi sao vàng lấp lánh, chuông bạc… tất cả đều gửi gắm những lời nhắn của gấu nhỏ tới các bạn mình, đơn giản đấy nhưng rất ý nghĩa.

6. Cùng bé lớn khôn – Rất nhiều + Rất nhiều = Bao nhiêu?

Câu chuyện bắt nguồn từ cuộc sống hàng ngày của một em bé ở độ tuổi mầm non có tên là Tiểu Duyệt. Tiểu Duyệt học được phép cộng đơn giản ở trường, liền mang ra đố mẹ một cách đầy hứng thú. Từ phép cộng đơn giản ấy “một cộng một” rồi đến “bốn cộng bốn”, chúng ta thấy sao Tiểu Duyệt có thể đáng yêu tới vậy. Nhưng rồi bỗng Tiểu Duyệt hỏi: “Rất nhiều cộng rất nhiều bằng bao nhiêu?”, thì chúng ta ngỡ ngàng quá!

“Nhiều cỏ cộng nhiều cỏ bằng thảm cỏ”, “Nhiều họa cộng nhiều hoa bằng tiệm hoa”, “Nhiều quả sơn trà cộng nhiều quả sơn trà bằng cây kẹo hồ lô”… Các câu trả lời đều gắn liền với mỗi địa điểm mà hai mẹ con Tiểu Duyệt đi qua và biểu đạt những ý nghĩa khác nhau.

7. Cùng bé lớn khôn – Kẹo mật và kem que

Bạn gấu nhỏ Kẹo Mật nhút nhát là thế, nhưng lại nhanh chóng trở thành người bạn thân thiết của sóc nhỏ Kem Que ngay ngày đầu tiên đi học. Kẹo Mật rất quý mến bạn Kem Que dũng cảm. Thậm chí bạn ấy còn trở thành Kem Que thứ hai. Kem Quy thích gì thì Kẹo Mật thích cái đó. Các bạn ấy cùng “đeo cặp trước ngực”, đi giống nhau và cùng nhau chơi trò chơi “Bươm bướm hoa”. Ngay cả món đậu cô-ve mà Kem Que không thích ăn cũng trở thành món ăn không ưa thích của Kẹo Mật.

Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp tình bạn sâu đậm và quyến luyến kiểu này giữa các bạn nhỏ ở trường mầm non. Tình bạn ấy quả thực rất có ý nghĩa với cuộc sống của các bạn nhỏ.

8. Cùng bé lớn khôn – Bố thật nhát gan

Màn đêm tĩnh lặng dần buông xuông và tớ phải ngủ một mình trong phòng. Bỗng tớ nhận được tín hiệu cầu cứu của “Bố nhát gan” và đành dẫn bố đi vệ sinh. Tớ và bố xuyên qua ánh đèn lấp lánh ngoài cửa sổ, đi ngang qua “cái bóng đen tròn tròn”, ghé qua nơi phát ra tiếng “rắc rắc”, rồi trở vào “nhà bếp có hai cái bóng trên tường”… Cuối cùng thì tớ cũng dẫn bố đến được nhà vệ sinh sau khi trải qua rất nhiều thử thách.

Thông qua góc nhìn trẻ thơ, tác giả đã biến hóa “ban đêm đi nhà vệ sinh” của trẻ lên bổng xuống trầm. Nghe thì phô trương đây, nhưng quả là sinh động và chân thực.

9. Cùng bé lớn khôn – Ninh Ninh là một cái cây

Ở trường mầm non đều có những em bé giống Ninh Ninh. Tất cả đều thu mình trong thế riêng của bản thân bởi thấy sợ sệt và rụt rè. Nhưng chính điều đó làm các em không biết cách hòa nhập với môi trường xung quanh. Các em càng thu mình, thì các bạn xung quanh càng dễ hiểu nhầm các em, và rồi các em lại trở nên thu mình hơn. Đúng là một vòng luẩn quẩn.

Tâm hồn các em như những nụ hoa đang chờ thời điểm để hé mở. Nhưng thời điểm ấy là bao giờ đây?

10. Cùng bé lớn khôn – Ông nội là gấu bông của tớ

Đây là câu chuyện ấm áp giữa ông và cháu.

Đối với một đứa trẻ ở độ tuổi mầm non như “tớ”, ông chính là “đồ chới lớn” của tớ. Có lúc ông là chiếc cầu trượt, có lúc ông là chiếc máy bay, có lúc ông lại là chiếc máy kể chuyện, thậm chí lúc mệt, ông vẫn có thể làm chiếc trống cho tớ gõ “tung… tung…tung…”.

Có một ngày, ông ốm, nằm trên giường bệnh và cảm thấy mình vô dụng, vì không thể chơi với tớ nữa. Nhưng trong mắt “tớ”, khi ông ốm, ông vẫn có thể trở thành “gấu ôm đáng yêu của tớ”. Tớ ôm ông nên đã sưởi ấm ông và làm ông dần hồi phục.