Kiếm Lời Từ Một Trật Tự Thế Giới Mới.

“Được đúc rút từ hơn 15 năm kinh nghiệm kinh doanh thành công tại Thượng Hải, cuốn sách mới này của Shaun Rein cung cấp một góc nhìn của người trong cuộc về cách sử dụng cây gậy và củ cà rốt hết sức tinh vi của Trung Quốc để đạt các mục tiêu chính trị. Cuộc chiến giành chiếc ví Trung Quốc cho biết nhiều điều về chiến lược tổng thể của Trung Quốc cũng như các tác động của nó với đời sống người dân. Đây là một cuốn sách giàu thông tin sâu sắc, thú vị và đáng đọc đối với cả các chuyên gia về Trung Quốc cũng như công chúng nói chung.” – Elizabeth Perry, Giáo sư Henry Rosovsky ngành Chính phủ, Đại học Harvard.

Tác giả: Shaun Rein
Dịch giả: Bùi Hà
Nhà xuất bản: NXB Dân Trí
Công ty phát hành: Nhã Nam

GIỚI THIỆU SÁCH:
Sau khủng hoảng tài chính 2008, Trung Quốc nổi lên là đối tác thương mại lớn nhất, hoặc lớn thứ hai, của hầu hết các nước; trở thành thị trường lớn thứ hai cho các công ty trong danh sách Fortune 500 như Starbucks, Apple, Nike; và liên tục ảnh hưởng đến sự phát triển của các ngành sản xuất và dịch vụ toàn cầu.

Thế nhưng lợi nhuận luôn đi kèm theo một cái giá phải trả: hoặc đi theo những mục tiêu chính trị của Bắc Kinh, hoặc đối mặt với những trừng phạt kinh tế nghiêm trọng và/hoặc bị cấm bước chân vào Trung Quốc. Việc sử dụng các công cụ kinh tế để đạt được các mục tiêu chính trị đối ngoại là một khái niệm quen thuộc nhưng cách Trung Quốc áp dụng nó lại chưa từng có tiền lệ trên thế giới. Vậy làm thế nào để mở chiếc ví Trung Hoa và thu về lợi nhuận mà không phải gánh chịu đòn trừng phạt của nước này hay bị người tiêu dùng Trung Quốc quay lưng?

“Đây là cuốn sách thứ ba của nhà quan sát sắc sảo Shaun Rein bàn về nền kinh tế phát triển nhanh chóng của Trung Quốc. Tiêu điểm của nó là cách Trung Quốc sử dụng các chính sách kinh tế đối ngoại, trải dài từ hạn chế thương mại đến tẩy chay đến nỗ lực phát triển cơ sở hạ tầng của thế giới trong sáng kiến ‘Một vành đai, một con đường’, cho tới các mục tiêu quốc tế rộng hơn. Đây là một cuốn sách sống động về một chủ đề quan trọng vốn chỉ được báo chí và cộng đồng học thuật đề cập một cách sơ lược.” -Dwight H. Perkins, Giáo sư danh dự ngành Kinh tế, Đại học Harvard