Mặt Trời có màu gì? 99% người được hỏi đều trả lời rằng Mặt trời có màu vàng và đây là đáp án không chính xác. Sự thật là Mặt trời của chúng ta có màu trắng.

Ánh sáng mà Mặt trời phát ra mang mọi màu sắc mà mắt người nhìn thấy được gồm đỏ, cam, vàng, xanh, lam, tím, xanh lá cây. Tất cả các bước sóng ánh sáng này kết hợp với nhau sẽ tạo ra ánh sáng trắng.

Theo các chuyên gia, bầu khí quyển của Trái đất là nguyên nhân khiến ánh sáng của Mặt trời cũng như hầu hết ánh sáng từ các ngôi sao khác chuyển thành màu vàng.

Nếu bạn chưa biết thì, chúng ta nhìn thấy các màu sắc khác nhau là kết quả của các bước sóng khác nhau của ánh sáng được lọc ra trước khi tới mắt chúng ta.

Bước sóng ánh sáng tương ứng với các màu sắc mà mắt người có thể nhìn thấy được.

Ánh sáng đi vào bầu khí quyển của chúng ta sẽ bị gián đoạn bởi các hạt khí (có kích thước nhỏ hơn rất nhiều so với bước sóng của ánh sáng) dẫn tới hiện tượng gọi là tán xạ Rayleigh.

Ánh sáng có bước sóng dài hơn như vàng, cam và đỏ khi vào khí quyển ít bị tán xạ hơn nên khu vực màu vàng của quang phổ được biểu diễn nhiều nhất. Điều này khiến con người dễ nhìn thấy Mặt trời có màu vàng.

Vào lúc bình minh và hoàng hôn, hai thời điểm Mặt Trời nằm ở vị trí thấp hơn đường chân trời. Ánh sáng phải vượt qua nhiều lớp khí quyển hơn để tới Trái đất và chỉ có ánh sáng đỏ và cam ít bị tán xạ là có thể chiếu tới mắt chúng ta. Vì vậy, vào lúc bình minh và hoàng hôn chúng ta sẽ nhìn thấy Mặt trời có màu đỏ.

Ở trong không gian ví dụ như trạm vũ trụ quốc tế ISS, nơi tầm nhìn của bạn không bị làm phiền bởi bầu khí quyển Trái đất, bạn sẽ nhìn thấy Mặt trời có màu trắng.

Hiện tượng tán xạ ánh sáng cũng chính là nguyên nhân khiến chúng ta thấy bầu trời có màu xanh.

theo Quantrimang