Một tâm trạng (mood) tồi tệ thường đi đôi với suy nghĩ về quá khứ hoặc lo lắng về tương lai. Trong nhiều trường hợp, một vấn đề về tâm thần thường có một giải pháp vật lý. Thường thì giải pháp nằm ở việc thay đổi cách bạn nghĩ. Trong bài này tôi sẽ trình bày về sáu cách làm tâm trạng tốt hơn, mà tôi đã dùng để nhanh chóng thoát khỏi khó chịu và buồn bã để vui vẻ và yêu đời hơn.

1. Vận động

Tập thể dục như chạy bộ hoặc rèn luyện sức mạnh nâng cao tâm trạng của bạn đặc biệt nếu máu được tăng cường bơm qua tĩnh mạch, bạn có khả năng trải nghiệm cảm giác hưng phấn sau đó. Nói chung, những người năng động sẽ hạnh phúc hơn và bí mật nằm ở việc vận động, bất kỳ thể loại vận động nào từ chạy marathon, đi bộ từ bàn làm việc đến máy pha cà phê Tôi nghĩ rằng có những yếu tố khác nhau ở đây như oxy và lưu hành máu một sự thay đổi cảnh quan.. và chuyển động đó sẽ có nhiều khả năng trói buộc bạn vào thời điểm hiện tại, chuyển động cũng là một cách để tiến bộ. Dù đó là làm sạch phòng của bạn hay luyện tập tăng trưởng cơ bắp…

2. Sốc

Nếu thấy chán nản, hãy thử tắm nước lạnh việc tắm nước lạnh mang lại nhiều lợi ích. Tắm nước lạnh trong vài phút và tâm trạng của bạn sẽ được cải thiện. Dù cảm thấy khó chịu nhưng đó cũng chính là lý do phương pháp này hoạt động ý tưởng đơn giản đằng sau điều này là sự thoải mái tăng lên từ sự khó chịu… để cảm thấy tuyệt vời bạn cần cảm thấy như shit trước đã. Cơ bản, bạn tạo sốc bằng cách nhúng cơ thể vào nước lạnh và sự hưng phấn sau đó sẽ làm cho bạn cảm thấy tốt hơn.

3. Lý do

Trị liệu hành vi nhận thức là một phương pháp điều trị dựa trên triết lý cổ xưa: chủ nghĩa khắc kỷ Stoicism. Đó là một cách hack não giúp bạn cảm thấy tốt hơn bằng cách thay đổi cách bạn nghĩ khi bạn nhớ quá khứ hoặc lo lắng về tương lai. Bạn tạo ra một lượng lớn suy nghĩ, và suy nghĩ quá độ gây ra vấn đề về trầm cảm nặng, rối loạn tâm thần và thậm chí tự tử. Vấn đề là những suy nghĩ không có thật. Chúng là những tưởng tượng về những gì có thể xảy ra trong tương lai và những ký ức là nhận thức và phản ánh của các sự kiện trong quá khứ. Các nhà khoa học phát hiện ra rằng ký ức có khả năng thích nghi cao và tự định hình lại để phù hợp với hoàn cảnh mới. Vì vậy, kí ức không đáng tin cậy. Trị liệu hành vi nhận thức “tiêm nhiễm” vào bộ não bị rối loạn một mô hình suy nghĩ và đính chúng vào bằng cách sử dụng logic và lý do. Nó sẽ thách thức những câu chuyện tiêu cực và ảo tưởng mà bạn đang nói với chính mình và định hình lại những suy nghĩ này thành tư duy logic. Theo cách này, bạn phơi bày những thứ nhảm nhí mà bạn đang lậm tin, khiến bạn cảm thấy khổ sở. Triết học Khắc Kỷ là nguồn cảm hứng ban đầu cho tâm lý trị liệu nhận thức hiện đại, đặc biệt là Rational-Emotive Behaviour Therapy (REBT) của Tiến sĩ Albert Ellis, tiền thân chính của Congnitive Behavioral Therapy (CBT). Một số nhà trị liệu tâm lý đầu thế kỷ 20 đã bị ảnh hưởng bởi chủ nghĩa khắc kỷ, đáng chú ý nhất là trường phái “thuyết phục hợp lý – rational persuasion” được thành lập bởi nhà thần kinh học và nhà trị liệu tâm lý người Thụy Sĩ Paul DuBois, người đã nghiên cứu sâu về chủ nghĩa Khắc Kỷ Stoicism trong nghiên cứu lâm sàng và khuyến khích khách hàng của mình thực hành các triết lý của Seneca the Younger.

4. Lắng nghe

Một vấn đề khác về suy nghĩ quá mức là chúng ta có khuynh hướng giữ vững lối suy nghĩ của mình và đôi khi chúng ta hoàn toàn đắm chìm trong chúng, như người thầy tâm linh Eckhart Tolle đã từng nói và tôi trích dẫn : “Mọi người sống với một kẻ hành hạ trong đầu, người liên tục tấn công và trừng phạt và rút cạn năng lượng sống của họ, đó là nguyên nhân ẩn tàng của sự khốn khổ và bất hạnh cũng như bệnh tật”. Trích dẫn từ những người theo đạo Phật gọi đây là chứng não khỉ (monkey mind) trong đó tâm trí cứ nhảy từ chủ đề này sang chủ đề khác. Một cách xóa tan kiểu suy nghĩ thái quá này là lắng nghe suy nghĩ của bạn. Không cần tham gia vào chúng, bạn có thể làm điều này bằng cách ngồi xuống và quan sát suy nghĩ chặt chẽ. Theo cách này bạn tạo không gian giữa bạn với tư cách là người quan sát và những dòng suy nghĩ. Chúng nói gì ? Chúng muốn gì ? bằng cách lắng nghe suy nghĩ của bạn mà không động chạm đến chúng, bạn nhận ra mình không phải là những suy nghĩ đó. Chúng chỉ đơn giản đến và đi. Đừng đụng độ và chúng sẽ biến nhanh thôi. Bằng cách chấp nhận tâm trí thay vì chiến đấu với nó sẽ làm dịu đi tình hình. Một tâm trí bình tĩnh hơn mang lại một tâm trạng tốt hơn.

5. Nói

Một cách khác để nâng cao tâm trạng của bạn là nói chuyện. Chỉ cần nói toẹt ra. Nếu bạn nói về những muộn phiền và cảm giác của mình bạn sẽ cảm thấy nhẹ nhõm. Tuy nhiên đừng lạm dụng điều này bởi vì nói quá nhiều về việc bạn cảm thấy tồi tệ như thế nào cũng có thể phản tác dụng Hãy chọn một cách khôn ngoan người bạn muốn nói chuyện. Một số người đau khổ kinh niên và nói chuyện với họ sẽ chỉ làm cho tình hình tồi tệ hơn. Bạn biết đấy, họ nói về tình yêu, đau khổ, công ty… mẹo là bạn không nhất thiết phải nói về vấn đề đang mắc phải, mà là nghệ thuật gắn kết với người nói và sự kết nối với con người xuất phát từ đây thường làm tâm trạng tốt hơn. Tất nhiên điều này phụ thuộc vào những người bạn giao tiếp. Tôi khuyến nghị bạn tìm những người tích cực, người đã từng làm bạn cười và tránh những người hoài nghi, tiêu cực.

6. Ngủ

Nếu những cách ở trên vô dụng thì hãy đi ngủ đi. Một tâm trạng xấu rất có thể là kết quả từ việc bạn bị thiếu ngủ đặc biệt nếu bạn đã làm việc hoặc học tập cao độ gần đây, hoặc bạn là một vận động viên và cơ bắp của bạn không được nghỉ ngơi đầy đủ. Ngay cả một giấc ngủ ngắn có thể cải thiện tâm trạng của bạn. Như tôi đã đề cập đầu bài, một vấn đề tâm thần thường có một giải pháp vật lý. Việc thiếu ngủ có thể ảnh hưởng nặng nề đến tậm trạng của bạn. Tôi đã trải nghiệm thực tế khi tôi cảm thấy thất vọng hoặc lo lắng thường, là bởi vì trước đó tôi ngủ không ngon. Đó là lý do tại sao tôi ưu tiên việc ngủ hơn mọi thứ khác.

nguồn: tâm lý học phân tích