“Như bất kỳ một người Việt Nam nào, đều sống đời đi qua những chợ, đi bên cạnh chợ hay đi trong những chợ. Chợ là kinh nghiệm mà mỗi người đều sở đắc một hình dung sống động. Chợ phơi bày tất cả, lộ thiên trước mắt, chợ không giấu ta điều gì nên, vì thế, chắc gì ta đã hiểu hết cuộc đời, tâm hồn của chợ. Như Tagore, chàng thi sĩ râu tóc rối, dài thượt, có lần than thở: “Anh đã để cuộc đời anh trần trụi dưới mắt em/ Anh không giấu em một điều gì/ Chính vì thế mà em không biết gì tất cả về anh”. Trong nhận thức, có những điều quá quen thuộc, quá thường ngày, nên, dễ bị trượt đi. Chợ, có lẽ, là một trường hợp điển hình cho sự phụ bạc của nhận thức về cái quá đỗi quen thuộc. Chợ là một cái gì đó, hình như ai cũng biết, nhưng thực chất thì lại chẳng biết bao nhiêu.”

Biên khảo về chợ, của Nguyễn Mạnh Tiến đã đưa người đọc đến với văn hóa chợ Việt Nam, Chợ được sắp xếp thành lập với nhau theo một trật tự không gian nào? Đến những cội rễ của ứng xử văn hóa chợ.

“Sống đời của chợ”, một loại sách biên khảo mà những người quan tâm đến văn hóa, đến cội nguồn văn hóa người Việt chẳng thể nào bỏ qua được.

Tác giả: Nguyễn Mạnh Tiến
Nhà xuất bản: NXB Hội Nhà Văn
Công ty phát hành: Tao Đàn