“ Gửi đến các bậc phụ huynh vĩ đại. Người tin vào con khi chẳng ai tin tưởng. Người giúp con khi chẳng ai quan tâm. Người luôn bên cạnh khi con đơn độc. Chẳng thể thốt nên lời “cảm ơn”, bởi hai chữ ấy chưa bao giờ đủ.

Gửi đến các bậc phụ huynh có những đứa con đặc biệt. Bạn trao cho con tình yêu sâu sắc, mà không ai trên thế giới này trao được. Tôi mong bạn sẽ nhận ra mình là điều tốt nhất với con, sau khi đọc cuốn sách này.

Gửi tới tất cả những đứa con đặc biệt. Đang mong chờ những người xung quanh. Nhìn thấy và trân trọng sự đặc biệt của các con. Các con hoàn hảo như vốn dĩ vẫn thế. Và không có điều gì mà các con không thể đạt được.

Bạn yêu con mình hơn bất cứ điều gì trên đời.

Từ những ngày đầu con chào đời, rất lâu trước khi chẩn đoán nào được đưa ra, chắc bạn đã có hàng trăm hi vọng, mơ ước và kế hoạch khác nhau dành cho con. Có thể đơn giản như ôm ấp hay chơi ú òa cùng con. Có người còn mơ tận đến lúc con tốt nghiệp trung học hay kết hôn.

Nhưng khi con được chẩn đoán mắc hội chứng rối loạn phổ tự kỷ.

Chắc bạn sẽ cảm thấy những cánh cửa như đóng sầm lại trước mặt đứa con yêu dấu, bởi chẩn đoán này thường kèm theo một danh sách dài những tiên lượng khắc nghiệt:

Con sẽ chẳng bao giờ nói chuyện.

Con sẽ chẳng bao giờ có bạn bè.

Con sẽ chẳng bao giờ nắm lấy tay bạn.

Con sẽ chẳng bao giờ có việc làm hay kết hôn.

Thậm chí có thể: Con sẽ chẳng bao giờ yêu bạn. Bạn chắc hẳn đã nghe người ta bảo rằng, hãy từ bỏ những hy vọng và mơ mộng, hãy “thực tế” đối mặt với những chẩn đoán về con. Chắc chắn có thật nhiều các bậc phụ huynh đã nghe lời tuyên bố: “Tự kỷ là tình trạng cả đời”.

Chẳng ai có thể trách bạn vì cảm thấy đau khổ, sợ hãi hay thậm chí tức giận. Người ta vừa nói với bạn về tất cả những gì mà con sẽ không bao giờ làm được – như thể điều đó đã được định sẵn về sau. Nhưng trước khi đọc tiếp, điều quan trọng là bạn hiểu: Bạn chẳng cần phải chấp nhận những giới hạn mà người khác đặt ra cho con”

Con có khả năng học hỏi và giao tiếp, để trải nghiệm hạnh phúc thực sự, xây dựng các mối quan hệ tràn đầy yêu thương, ấm áp và vô cùng mãn nguyện. Bé trai hay bé gái thì có thể học cách tận hưởng cảm xúc, chơi trò chơi, hoặc cười điều gì đó ngớ ngẩn. Bé cũng có thể học cách yêu thích trải nghiệm được bạn ôm hay bồng bế. Khoảnh khắc bé tự nguyện nhìn vào mắt bạn với thật nhiều niềm vui và gắn kết thuần khiết – Đó là điều mà bạn có thể có được, không phải chỉ là khoảnh khắc thoáng qua, mà là nền tảng lâu dài. Bạn có bao giờ hình dung con sẽ tham gia vào giải đấu bóng chày, cùng bạn đạp xe, cùng bạn trượt tuyết, chơi với những học sinh khác tại công viên hay thực hiện điều gì đó trong tương lai như học đại học? Những điều ấy đều có thể. Trẻ tự kỷ có thể có được những thay đổi tuyệt vời, kể cả hồi phục khỏi chứng tự kỷ.

Tôi là ai mà lại dám nói với bạn điều này? Tôi là người đã từng ở đó – không phải ở vị trí của bạn, mà ở vị trí của con bạn.

Tôi đã từng bị tự kỷ.

Tôi biết, tôi biết mà. Đó là một điều hơi khó chấp nhận. Bạn thường không thấy từ “đã từng” và “tự kỷ” ở trong cùng một câu. Điều này thực không may, vì những người chẩn đoán nghĩ tới chứng tự kỷ bằng thái độ cực bi quan và hoàn toàn vô vọng. Bạn có biết theo lời những chuyên gia chẩn đoán thì cơ hội phục hồi của tôi là bao nhiêu không?

KHÔNG phần trăm. Đúng rồi đấy: O%

  • Đây là chia sẻ của tác giả Raun K. Kaufman – người đã từng bị chẩn đoán tự kỷ nghiêm trọng và IQ của ông chỉ đạt dưới 30.

The Son-Rise Program – Một chương trình hay nói cách khác là phương pháp mới mang tính đột phá để giúp trẻ mắc hội chứng tự kỷ hồi phục và phát triển khả năng cũng như những tài năng đặc biệt của mình. Và bạn có tin rằng đây là điều kỳ diệu nằm sau “hy vọng viển vông”.

Đôi lời vê tác giả:

Raun K. Kaufman (sinh năm 1973) là một giảng viên người Mỹ, tác giả và cựu giám đốc điều hành của Trung tâm điều trị tự kỷ của Mỹ ở Sheffield, Massachusetts, nơi điều trị can thiệp tự kỷ Son-Rise được giảng dạy và thực hành.

Kaufman, ở tuổi hai, được chẩn đoán là mắc chứng tự kỷ nặng với chỉ số IQ dưới 30, mặc dù câu hỏi đã được nêu ra liệu Raun Kaufman có thực sự tự kỷ trước khi được điều trị hay không. Mặc dù cha mẹ của ông, Barry Neil Kaufman và Samahria Lyte Kaufman, được cho biết rằng tình trạng của con trai họ là không thể chữa trị và suốt đời, họ đã tạo ra một chương trình tại nhà để tiếp cận Raun. Sau đó, Raun được cho là đã “hồi phục”.

Các bài giảng tự kỷ của Kaufman ở Mỹ và châu Âu tiếp tục gây tranh cãi vì “sự phục hồi” của ông.

Nhiều kỹ thuật được sử dụng trong chương trình Son Rise, trong đó bao gồm “tham gia” với đứa trẻ trong thế giới của họ đã thực sự được chứng minh là hữu ích trong việc đạt được các tín hiệu xã hội từ đứa trẻ. Một kỹ thuật thường được sử dụng trong các chương trình khác như chương trình tự kỷ More Than Words.

Đã có một số lượng đáng kể các câu chuyện thành công từ chương trình Son Rise. Tính đến năm 2017, chương trình đã giúp hàng ngàn trẻ em tại hơn 120 quốc gia.

Kaufman là tác giả của cuốn sách Autism Breakthrough, được xuất bản vào ngày 1 tháng 4 năm 2014, và đồng chủ trì chương trình radio Raun & Kristin: Mang hy vọng vào nhà của bạn.