Từ những sáng tác của William Shakespeare đến Victor Hugo, chúng ta thấy văn học vĩ đại thường là nguồn cảm hứng tuyệt vời cho âm nhạc.
Giấc mộng đêm hè – tác giả William Shakespeare (1595-1596). Vở hài kịch của Shakespeare xoay quanh câu chuyện tình yêu của 4 người trẻ tuổi trong một khu rừng đầy phép màu. Vở kịch truyền cảm hứng của các nhà soạn nhạc nổi tiếng như Henry Purcell, Felix Mendelssohn, Carl Orff, Vaughan Williams và Benjamin Britten, sáng tạo nên nhiều bản nhạc cổ điển có giá trị lâu dài.
Don Quixote – tác giả Miguel De Cervantes (1605/1615). Câu chuyện về chàng hiệp sĩ mộng mơ Don Quixote và người hầu của anh ta, Sancho Panza đã làm say lòng độc giả trong nhiều thế kỷ. Vở opera Don Quichotte của Jules Massenet được lấy cảm hứng từ cuốn tiểu thuyết. Hình tượng cô gái nông dân giản dị trong bản gốc trở thành Dulcinée sành điệu hơn trong vở nhạc opera này. Ảnh: Screendaily.
Ivanhoe – tác giả Walter Scott (1820). Lấy bối cảnh năm 1194, Ivanhoe kể về câu chuyện của một trong những gia đình quý tộc Saxon còn sót lại vào thời điểm giới quý tộc Anh đang bị áp đảo bởi quân xâm lược Norman. Dựa trên Avanhoe, nhà soạn nhạc Arthur Sullivan đã tạo nên vở opera lãng mạn, được công chiếu tại Nhà hát Opera Hoàng gia Anh ngày 31/1/1891. Sau đó, 155 buổi biểu diễn đã diễn ra liên tiếp, điều chưa từng có đối với vở opera lớn.
Thằng gù nhà thờ Đức bà Paris – tác giả Victor Hugo (1831). Victor Hugo viết cuốn tiểu thuyết này phần lớn để nâng cao nhận thức về giá trị của kiến trúc Gothic, vốn bị lãng quên và phá hủy. Khi ra đời, tiểu thuyết tạo được thành công vang dội. Tác phẩm đã được Louise Bertin chuyển thể thành vở opera mang tên Esmeralda. Năm 1883, nhà soạn nhạc người Anh – Arthur Goring Thomas – đã tạo ra vở opera với tựa đề tương tự. Tuy nhiên, kết thúc bi thảm của Hugo được thay đổi thành có hậu. Ảnh: Thehunchblog.
Đồi gió hú – tác giả Emily Bronte (1847). Huyền thoại âm nhạc Bernard Herrmann đã chọn Đồi gió hú làm chủ đề cho vở opera duy nhất của mình. Ông đã viết nó từ năm 1943 đến năm 1951, ghi lại toàn bộ vào năm 1966. Thế nhưng, phải đợi đến tháng 4/2011, kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Herrmann, vở opera này mới có buổi biểu diễn sân khấu hoàn chỉnh. Vợ của nhà soạn nhạc nói rằng: “Vở opera Đồi gió hú có lẽ là điều gần nhất với tài năng và trái tim của ông”. Ảnh: Pinterest.
Của chuột và người – tác giác John Steinbeck: Được xuất bản năm 1937, cuốn tiểu thuyết được đánh giá cao này là của John Steinbeck. Nó kể câu chuyện về cuộc sống bấp bênh của George và Lennie ở California trong thời kỳ suy thoái kinh tế Mỹ. Nhà soạn nhạc Carlisle Floyd đã chuyển thể tiểu thuyết thành vở opera năm 1969 và được biểu diễn thường xuyên ở Mỹ.
nguồn: zingnews.vn
Có thể bạn muốn xem
Căn hộ số 203
Máy bay Tây Đức đột ngột hạ cánh ở Quảng Trường Đỏ
Hướng đi của đạo bụt cho hòa bình và sinh môi
Tạm biệt hội chứng ruột kích thích
Sự trỗi dậy của một cường quốc: Cái nhìn từ bên trong
Nguồn sử liệu quý hiếm về xã hội Bắc Kỳ và Trung Kỳ Việt Nam cuối thế kỷ XIX
Để ta là mình
30 phút ăn chay
Đạo Giáo