Site icon Mỗi ngày 1 cuốn sách

Bảo hiểm tỷ giá

Chỉ trong nửa năm 2008, các doanh nghiệp Việt Nam tham gia hoạt động thương mại đã chứng kiến sự thay đổi mạnh của tỷ giá đồng Việt Nam (VND) so với đồng đô la Mỹ (USD). Và đi cùng với sự biến động này là sự thay đổi lợi nhuận mà các doanh nghiệp không thể lường trước được. Khi tỷ giá VND/USD xuống dưới mức 16,000 vào tháng 3 năm các doanh nghiệp xuất khẩu phải sử dụng một phần lợi nhuận của mình để bù đắp một phần chi phí do chênh lệch tỷ giá. Và 3 tháng sau, tỷ giá VND/USD lại vượt lên gần 18,000 thì các doanh nghiệp nhập khẩu đã không muốn nhận hàng tại cảng vì lợi nhuận đã giảm do phải bù đắp các chi phí chênh lệch tỷ giá. 

 Một số ngân hàng đã triển khai dịch vụ bảo hiểm tỷ giá dành cho doanh nghiệp kinh doanh thương mại quốc tế. Dịch vụ này là sự kết hợp giữa các hoạt động giao dịch ngoại hối với hợp đồng cho vay; theo đó các doanh nghiệp xuất khẩu được quyền vay tiền đồng với lãi suất của đôla Mỹ (khoảng 8%) và sau đó doanh nghiệp này phải bán lại tiền đôla thu từ xuất khẩu cho các ngân hàng này theo tỷ giá giao ngay theo hợp đồng giao sau (forward contract). Điều này đã cho phép doanh nghiệp xuất khẩu được hưởng lợi từ lãi suất thấp cùng với tránh được các rủi ro về biến động tỷ giá hối đoái.
Trên thế giới hoạt động bảo hiểm tỷ giá đã được sử dụng rộng rãi. Tuy nhiên tại thị trường Việt Nam dịch vụ này vẫn chưa phổ biến. Để giải thích điều này, một số doanh nghiệp và các chuyên gia tài chính cho rằng chi phí cho dịch vụ này cao và dịch vụ cung cấp chưa đa dạng . Tuy nhiên ở một khía cạnh khác tác giả cho rằng dịch vụ này chưa phổ biến vì các doanh nghiệp Việt Nam không có những chiến lược phòng ngừa rủi ro cụ thể cũng như chưa đo lường được hiệu quả của việc sử dụng công cụ này.
Chiến lược phòng ngừa rủi ro tỷ giá hối đoái. Để có được một chiến lược tổng thể cho hoạt động phòng ngừa rủi ro, các doanh nghiệp phải giải quyết các câu hỏi sau:
Đo lường hiệu quả trong việc sử dụng các công cụ phòng ngừa sự biến động của tỳ giá. Bất kỳ một chiến lược nào đều đòi hỏi có sự kiểm soát và đo lường hiệu quả hoạt động. Có rất nhiều chỉ tiêu mà các doanh nghiệp có thể sử dụng để đo lường hiệu quả của việc sử dụng các công cụ phòng ngừa rủi ro ngoại tệ như lời/lỗ tuyệt đối, tăng lợi nhuận (giảm chi phí) so với các công ty cùng ngành, giảm bớt sự biến động so với các  công ty cùng ngành, hiệu quả được điều chỉnh theo rủi ro… Tuy nhiên có một chỉ tiêu có thể đo lường chính xác hiệu quả đó là suất sinh lời cho hoạt động phòng ngừa (return on hedge). Chỉ số này được đo lường bằng ước tính giá trị của việc giảm thiểu sự biến động của danh mục ngoại tệ  (value-at-risk reduction) chia cho tổng chi phí cho hoạt động phòng ngừa
                                    Value-at-risk reduction
Return on hedge = ————————————–
                                    Cost of hedge
Vậy hoạt động phòng ngừa rủi ro ngoại tệ là rất cần thiết cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu có một chiến lược rõ ràng, thì doanh nghiệp nên  tính tiếp đến sự đánh đổi giữa lợi ích với chi phí sử dụng công cụ hơn là chỉ tập trung vào chi phí để rồi từ chối sử dụng công cụ này.
Exit mobile version