Kĩ năng đàm phán và thuyết phục có vai trò rất lớn trong công việc của chúng ta. Trao đổi với cấp trên, chỉ đạo cấp dưới hoặc giao dịch với khách hàng, tất cả đều cần phải sử dụng đến hai kĩ năng này.
Đàm phán và thuyết phục được sử dụng trong kinh doanh là đương nhiên nhưng ngay cả trong mối quan hệ giữa con người với con người trong cuộc sống hằng ngày ta cũng có thể thấy sự hiện diện của chúng. Ví dụ, bạn muốn mượn ô tô của bạn bè trong một ngày, nếu đối phương cho mượn tức là bạn đàm phán thành công, nếu không, thì là ngược lại.
Trong trường hợp này, tại sao bạn lại không được cho mượn? Có phải là do cách nhờ vả chưa được tốt không? Hay do đối phương không muốn cho mượn? Bạn có thể nghĩ ra rất nhiều lý do nhưng nói tóm lại, để mọi việc có thể tiến hành theo ý bạn thì điều quan trọng là bạn phải khiến đối phương nói đồng ý. Tóm lại, đàm phán và thuyết phục có thể được hiểu như sự thương lượng một cách mềm dẻo.
Thu hút được đối phương ngay từ ấn tượng đầu tiên, khiến họ quan tâm ngay lập tức. Nếu họ có cảm tình, thông qua cách nhìn nhận lúc đầu, họ sẽ dễ dàng đưa ra quyết định. Điều này cũng đúng ngay cả khi họ nhận được một lời mời.
Một thuyết khách giỏi được cho là có thể đoán trúng tâm lý của phụ nữ. Nếu đối phương vẫn hoàn toàn không quan tâm, chúng ta cần có cách loại bỏ tâm lý đó của họ. Nguyên tắc này cũng được áp dụng trong kinh doanh, việc trang bị cho bản thân những chiến thuật, kĩ thuật đàm phán thích hợp với từng đối tượng hay nắm bắt được thời điểm có thể đoán trúng tâm lý đối phương đều rất quan trọng.
Trong kinh doanh, quan trọng nhất là giữ chữ tín, thành công của một doanh nghiệp không bao giờ được tạo nên từ những lời nói dối. Thành thực là đương nhiên nhưng quá thật thà không phải lúc nào cũng tốt. Thực tế, trong nhiều trường hợp, nói dối là điều không thể tránh khỏi. Chỉ là, cho dù không nói ra sự thật đi chăng nữa thì những lời nói dối đó cũng không phải nhằm mục đích lừa gạt người khác.
Ví dụ, trong một buổi phỏng vấn, nhà tuyển dụng sẽ phán đoán ứng viên qua vẻ bề ngoài. Với người lần đầu gặp mặt, chắc chắn những nhà tuyển dụng sẽ chú ý xem trang phục, kiểu tóc và thái độ của người đó có đúng chuẩn mực không.
Do đó, nếu bạn có thái độ và hành vi chuẩn mực thì có thể bạn sẽ gây dựng được lòng tin cũng như cảm tình từ nhà tuyển dụng và điều này còn có thể ảnh hưởng tới cả môi trường làm việc sau này của bạn.
Và với cuốn sách Đến thượng đế cũng phải đồng ý, Wataru Kanba đã lý giải chi tiết những yếu tố tâm lý tác động đến quyết định đồng thuận của con người, những nguyên tắc căn bản của nghệ thuật thu phục nhân tâm. Từ đó, đưa ra các phương pháp vận dụng khéo léo những hiểu biết này vào trong cuộc sống và công việc. Cuốn sách này không chỉ giúp bạn hoàn thiện hơn các mối quan hệ trong công việc cũng như trong mọi phương diện của cuộc sống mà còn giúp bạn hoàn thiện chính bản thân mình.
Có thể bạn muốn xem
Có một thời để nhớ của Hà Nội qua tác phẩm “Khung trời thuở ấy”
Top 10 kỳ quan thiên nhiên đáng kinh ngạc nhất châu Á
Văn Hóa E-Mail: Xây Dựng Hình Ảnh Cá Nhân Qua E-Mail
Nhà nghiên cứu Nhật Chiêu: “Truyện Kiều là một tác phẩm đầy hồn dân tộc”
Sống thanh thản như người Thụy Điển
19 trang web giúp bạn thông minh hơn
Cuốn Sách Của Những Bí Mật
Sống Sót và Thịnh Vượng Trong Một Thế Giới Hậu Đại Dịch – James Rickards
TÀI CHÍNH DÀNH CHO NGƯỜI SỢ SỐ