Tác phẩm của Sten Millhauser đã ghi lại cuộc sống của một doanh nhân Mỹ ở đỉnh cao sự nghiệp khi anh xây dựng một khách sạn tuyệt vời ở Manhattan vào cuối thế kỷ 19.
Bắt đầu với công việc đầu tiên tại cửa hàng xì gà của người cha mình, và như một nhân viên lễ tân tại khách sạn, anh chàng Martin trẻ tuổi đã dấn thân vào một cuộc phiêu lưu đầy thực dụng nhưng cũng vô cùng thơ mộng trong cuộc đời mình.
New York, thế kỷ 19, hiện ra trong tiểu thuyết của Millhauser là nơi thật giống như những đứa con út trong câu chuyện cổ của anh em Grim, những người anh hùng Horation Alger đi chơi ở bất cứ góc đường nào, câu chuyện của Martin cũng mang đậm màu sắc những nhân vật trong các câu chuyện thuở ấy.
Martin đẹp trai, tài năng và tham vọng. Anh ta dần tiến bước trong con đường hiện thực hóa giấc mơ của mình, với những tòa nhà cao tầng, ngày càng mở rộng thêm mãi, với sự tung hô của cả thế giới. Xen giữa những giấc mơ kiểu Mỹ đầy bê tông cốt thép với sự tăng trưởng không ngừng, chính là cơn xúc cảm mơ màng triền miên giữa anh và những người phụ nữ trong tiểu thuyết.
Mỗi người xuất hiện trong cuộc đời Martin đều nắm giữ một màu sắc khác nhau, vừa bí ẩn mơ hồ như Caroline, vừa nồng nhiệt sôi động như Emmeline, hay có gì đó gợi tình sắc sảo như Margaret… Anh đi giữa những người đàn bà ấy như lâng lâng đi giữa những hành lang dài của khách sạn, với những khoái cảm lạ lẫm, với những dày vò không nguôi.
Giấc mơ Mỹ đầy những hình ảnh mà Millhauser yêu thích: hang động, lâu đài, rừng cây, những tiệm sách nhỏ, những người đoạt giải, những studio chụp ảnh, những con rồng… Tuy nhiên, đối lập với những tưởng tượng hơi ngây thơ này là một dấu hiệu khác của ông – một trải nghiệm thuyết phục về kinh nghiệm làm việc.
Bản thân Martin chính là mô hình của các nhà tư bản thời kỳ bắt đầu khởi nghiệp. Anh là đỉnh cao của tất cả những gì mà Willy Loman ngưỡng mộ.
Khả năng thiên tài ban đầu của anh bắt đầu với sắc thái phục tùng, với một ý thức rằng khách hàng không luôn luôn đúng, nhưng thường rất dễ bị tổn thương. Do đó, Martin cố gắng hài hòa trong việc phục vụ khách, cố gắng thỏa mãn mong muốn của họ. Khi các kỹ năng và những giấc mơ của anh phát triển, anh đã vắt đầu bước vào cuộc phiêu lưu tạo dựng đại thế giới của riêng mình.
Martin dù sở hữu những chuỗi cửa hàng, hay tòa nhà đem lại mức doanh thu khổng lồ, nhưng rõ ràng Martin không quan tâm nhiều đến sự giàu có. Tiền bạc không phải là thứ anh đam mê. Niềm đam mê của anh là làm việc, khiến mọi thứ vận hành một cách đầy tự nhiên nhất theo sự tưởng tượng và khao khát của anh.
Cuộc tìm kiếm cái mới mẻ, độc đáo, hoặc gây sốc mà những người khác chắc chắn sẽ thất bại khiến anh hào hứng. Anh có một cái nhìn sâu sắc về tương lai, là nguyên nhân thúc đẩy anh, thuyết phục anh rằng tương lai của anh, nằm trong chính những tòa nhà anh đang theo đuổi, và anh cảm thấy khoái cảm từ những theo đuổi ấy.
Một cấu trúc chặt chẽ, và hấp dẫn, được tạo nên bởi những đoản thiên ngắn chính là khía cạnh quan trọng dẫn đến thành công và tạo sự cuốn hút trong tiểu thuyết Giấc mơ Mỹ của Millhauser.
Chúng gây ấn tượng với độc giả như đây chính là thiên phóng sự về thành phố New York, với những gương mặt hiện diện đứt đoạn, qua góc nhìn của Martin, thấp thoáng ẩn hiện, tái tạo trong tư duy của anh. Thành phố New York nhộn nhịp, cuộn chảy vội vã, nhưng trong cuốn tiểu thuyết của Millhauser, thành phố ấy cũng ẩn chứa rất nhiều những khoảnh khắc nên thơ.
Khi Martin đi dạo bộ trong các ngõ ngách của thành phố, cùng với ba người phụ nữ nhà Vernon vào những buổi tối mát mẻ, họ nói dăm ba câu chuyện, họ tận hưởng những làn gió mát…. khi ấy bầu không khí xung quanh trở nên thực sự dễ chịu, và thơ mộng. Đó chính là những mảng màu khiến cuốn sách trở nên ấm áp và gần gũi với độc giả.
Tầm nhìn của Martin trong Giấc mơ Mỹ càng lúc càng trở nên huyền diệu khi anh lên kế hoạch tạo dựng Đại Thế giới cuối cùng của mình: Grand Cosmo, trong đó anh cố gắng nắm bắt toàn bộ thế giới và giấc mơ sáng lòa của nó.
Martin rõ ràng đã đi theo một đường dây phát triển đầy ma quái gữa tưởng tượng và thực tế, điên rồ và tham vọng, nghệ thuật và công nghiệp, Grand Cosmo là sự thành công của anh, và sự rút lui của anh, kết luận táo bạo cho tiểu sử về quan niệm tiến bộ của thế kỷ 20, cuộc hành trình mê hoặc này đã chạm vào trái tim của giấc mơ Mỹ.
Grand Cosmo như một giấc mộng, như một thứ ánh sáng xanh mà Gasby Vĩ đại của nước Mỹ đã theo đuổi. Đó là thứ ánh sáng vừa hư vừa thực, là thứ ánh sáng của ảo diệu và tưởng tượng, nó thắp sáng những khao khát, hi vọng và thúc đẩy sự hành động.
Nhưng nếu Gasby từng vì “ánh sáng xanh” ấy mà chịu đựng cái chết, để cuốn tiểu thuyết Gasby vĩ đại lột trần đầy những giả tạo, phù phiếm của Mỹ, thì Martin càng đến gần hơn với đời sống, biết dừng lại “thưởng ngoạn cảnh vật nơi đây”, nhận ra được “một ngày ấm áp”, và “chẳng việc gì phải vội” để tiếp tục theo đuổi “ánh sáng xanh”
Steven Millhauser là tiểu thuyết gia người Mỹ. Ông đã giành giải thưởng Pulitzer năm 1997 với tiểu thuyết Giấc mơ Mỹ.
Thủy Nguyệt/ Zing.vn
Có thể bạn muốn xem
Dùng AI để truy tìm nguồn gốc tác phẩm
BUỔI SÁNG DIỆU KỲ DÀNH CHO NGƯỜI BÁN HÀNG
NGHI LỄ LÊN ĐỒNG – LỊCH SỬ VÀ GIÁ TRỊ
Hát cùng những vì sao
Sao chúng ta lại ngủ
Ma nữ của Laplace
Chuyện ăn, chuyện uống một thời của người Hà Nội
Marketing Trên Một Trang Giấy
Không gian thành phố