Vào đầu thập niên 1980 ở Nhật Bản, sức khỏe tâm thần của người dân trở nên kém đi và tỷ lệ tự tử tăng vọt. Lo lắng cho phúc lợi của người dân, chính phủ đã rót các nguồn lực để tìm ra những cách giải quyết tình trạng này. Sự ra đời của khái niệm Shinrin-Yoku (tắm rừng) là kết quả của nỗ lực đó. Các nhà khoa học Nhật Bản đã phát hiện ra tắm rừng có tác động tốt tới hệ miễn dịch của con người. Cụ thể, trong cơ thể một người áp dụng phương pháp tắm rừng, số lượng tế bào sát thủ tự nhiên tấn công tế bào ung thư tăng lên và hoạt động mạnh hơn, huyết áp giảm. Họ ít căng thẳng hơn, ngủ ngon hơn và tràn đầy sức sống. Tắm rừng là một trào lưu đang dần phổ biến.

Liệu pháp rừng – Kết nối thiên nhiên và trở nên hạnh phúc hơn

Trích đoạn sách hay:

Đầu tiên, cuốn sách chia sẻ lý do trở về với thiên nhiên cực kỳ quan trọng đối với sức khỏe và hướng dẫn những bài tập thú vị và đơn giản, bao gồm các bước rất thực tiễn, trở thành nguồn cảm hứng khai thác sức mạnh phục hồi của thiên nhiên, bất kể mùa hay thời tiết. Các chương đề cập đến các ý tưởng thực hành cho cả bốn mùa, cũng như cách sử dụng trải nghiệm trong tự nhiên để làm sâu sắc thêm các mối quan hệ xung quanh. Các ý tưởng và chiến lược sáng tạo của tác giả bao gồm từ việc đi bộ đơn giản trong rừng và trị liệu cho các cặp đôi ở vùng nông thôn đến các sản phẩm làm đẹp tự nhiên tự làm và những cách đơn giản để mang không gian ngoài trời tuyệt vời vào nhà. Cuốn sách bao gồm các hình minh họa đen trắng.

Học cách đưa thêm thiên nhiên vào cuộc sống không nên là một cuộc đua hay một thử thách; không có một dấu mốc nào mà bạn cần phải đánh, không có máy đếm bước chân, nhưng ta càng dâng hiến nhiều thời gian cho nó, qua thời gian, mối quan hệ sẽ càng có lợi. Liệu pháp Rừng chắc chắn không phải viết cho những người đàn ông ở nơi hoang dã, những cô gái chăn bò, những người leo núi, những người chèo thuyền vượt thác. Đây không phải cuốn sách dành cho những người nghiện andrenaline, người chạy thi, hay những con quỷ tốc độ – hay cho những hylophobic (những người có nỗi sợ với những cánh rừng), hiển nhiên rồi. Nhưng nó được viết cho những người tìm thấy bản thân mình trong tất cả những kiểu môi trường độc hại hay ngõ cụt và muốn sống tốt hơn. Những người sống ở đô thị sẽ cố gắng tranh cãi rằng không có nơi nào kết nối với thiên nhiên gần họ, nhưng họ nên nghĩ sáng tạo hơn. Những công viên, nông trại thành phố, bảo tàng, triển lãm hoặc địa điểm có dấu mốc lịch sử, nhà vườn hưu trí, và vân vân, bạn không cần phải có vườn quốc gia Yorkshire Moors hay Rừng Redwood để có thể du ngoạn, bạn có thể cảm nhận rừng ở bất kể chỗ nào có cây và có thời gian cũng như mục đích tốt.

(“Lời mở đầu”, phần “Vì sao thiên nhiên thật tuyệt vời”)

Tự đưa mình đến một địa điểm yêu thích trong thiên nhiên, một nơi nào đó mà bạn có thể ngồi thoải mái trong yên lặng mà không sợ bị làm phiền hay cảm thấy gò bó. Nhắm đôi mắt lại, hít vào thở ra, và nhẹ nhàng nằm xuống nền đất. Hãy để cơ thể bạn cảm nhận qua mỗi chi, xương và cơ. Hãy quên đi nền đất cứng mà tập trung vào âm thanh và nhịp điệu của từng nhịp thở. Hãy lưu giữ hình ảnh của bạn bằng đôi mắt của tâm hồn – bản dạng tốt nhất của bạn. Quan sát bản thân thật tốt, để ý cách bạn đứng, cách bạn cười, cách bạn tương tác với thế giới xung quanh. Và rồi, hãy đi vào những suy nghĩ của bạn. Nhìn nhận cách bạn cảm nhận, cách bạn muốn cảm nhận, và điều gì làm bạn hạnh phúc. Lưu lại bản dạng này của bạn cho tương lai. Lưu lại bản chất của niềm hạnh phúc, cá tính, sự tử tế và năng lượng của bạn. Hãy mở đôi mắt ra và cảm thấy may mắn về bạn là ai, đang ở đâu, và bạn có thể kiểm soát tương lai của mình như thế nào.

 (Chương “Tiếng gọi nơi hoang dã”, phần “Trẻ trung từ trái tim”)