* Tại sao sẽ có lợi nếu trau dồi “năng lực tính toán” ngay từ sớm.
* Tại sao nên rèn giũa khả năng nhạy bén đối với số học ngay từ khi còn nhỏ?
Mọi người thường có xu hướng nghĩ rằng, việc trau dồi năng lực tính toán và bồi dưỡng tính nhạy cảm với những con số sẽ giúp rèn giũa khả năng tư duy logic, nhưng đâu chỉ có vậy.
Nhờ rèn luyện năng lực tính toán, mà phần vỏ não trước trán của não bộ hoạt động, khiến tính tương tác xã hội, xúc cảm và lòng quan tâm cùng lớn lên. Nói cách khác, tâm hồn người Nhật Bản cũng được nuôi dưỡng.
Những năm gần đây, kết quả của cuộc nghiên cứu đi đầu trong ngành Khoa học Não bộ đã được công bố.
Báo cáo cho rằng khả năng tính nhẩm nhanh không liên quan gì tới chỉ số thông minh (IQ), khả năng ghi nhớ và năng lực đọc viết của trẻ!
Nói cách khác, việc tính nhẩm không có liên quan gì tới những năng lực bẩm sinh của trẻ. Bởi số lần thực hiện các phép tính nhẩm càng nhiều, thì tốc độ sẽ càng nhanh và dung lượng vùng hải mã (hippocampus) của não bộ cũng sẽ tăng theo. Tất nhiên đứa trẻ khỏe mạnh nào cũng có thể làm được điều này.
Bên cạnh đó, trên tạp chí tâm lý học được tín nhiệm nhất của Mỹ cũng đã đưa ra một báo cáo làm kinh ngạc cả thế giới.
Mọi người nghĩ rằng, trong ba môn học Quốc ngữ, Toán học và Xã hội, nếu năng lực học môn nào cao thì về sau khả năng trẻ thành công cũng cao?
Nghiên cứu đã chứng minh, đó chính là “Toán học”.
Tâm hồn của toán học chính “Tính nhẩm”.
– Để giỏi số học, bắt buộc trẻ phải có khả năng tư duy bằng các con số.
– Để làm được điều đó, trước hết trẻ phải nắm vững các phép tính toán.
– Tính toán con số mà không sử dụng đến các công cụ hỗ trợ khác thì gọi là tính nhẩm.
– Tính nhẩm được tiến hành tại vỏ não trước trán, nơi quan trọng nhất của não bộ.
Cuốn sách này lần đầu tiên công khai Phương pháp tính nhẩm của Kubota sử dụng Tấm bảng phép màu, mà chỉ cần đọc to các phép tính trong bồn tắm, năng lực tính toán sẽ tăng vọt! Đây là phương pháp mang tính đột phá.
7 đặc trưng lớn của cuốn sách:
1. Chỉ cần sử dụng tấm bảng phép màu Phương pháp tính nhẩm của Kubota, trẻ có thể nắm được “Khái niệm số 0”, thậm chí sở hữu nền tảng năng lực tính toán tương đương với hết lớp 1.
2. Thực hiện 6 thói quen hành vi giúp trẻ rèn luyện năng lực tính toán và trở nên yêu thích toán.
3. Tư duy logic giúp trẻ có thể vào các trường đại học hàng đầu trong nước và quốc tế.
4. Vì có được khả năng tập trung nên trẻ có thể trở thành một cá thể xuất sắc.
5. Nhờ sử dụng tấm bảng phép màu, trẻ sẽ lớn lên và sở hữu năng lực ghi nhớ tuyệt vời vì vỏ não trước của não bộ hoạt động, khiến “trí nhớ ngắn hạn” và “trí nhớ dài hạn” trở nên tốt hơn.
6. Nếu trẻ sở hữu năng lực tính toán thì khả năng tư duy trừu tượng cũng được phát triển. Từ đó, trẻ cũng có khả năng cân bằng các mối quan hệ giữa người với người.
7. “Giải thích” -> “Rèn luyện để não bộ trở nên thông minh và nhanh nhạy” -> “Lời nhắn nhủ của Tiến sĩ Kisou”. Ba bước này sẽ giúp con bạn sở hữu năng lực tính toán và độ nhanh nhạy về toán học.
Đôi nét về tác giả: Kisou Kubota, Kayoko Kubota
– Trong nghiên cứu được tiến hành tại Viện Khoa học Thần kinh Hoa Kỳ (Society for Neuroscience) – Tổ chức Nghiên cứu Não bộ có sức ảnh hưởng lớn nhất thế giới, Kisou Kubota (84 tuổi) đã trở thành người Nhật được bình chọn hơn 100 điểm với tư cách là “Đại diện cao nhất cho ngành Khoa học Nghiên cứu Não bộ” của nước Nhật hiện đại.
– Kayoko Kubota (84 tuổi), nổi tiếng tại Nhật Bản trên khắp các phương tiện truyền thông đại chúng, với danh xưng “Người bà ngành Khoa học Não bộ”. Trong 20 năm trở lại đây, bà đã thực hiện các hoạt động giúp kích thích và phát triển khả năng linh hoạt của não bộ ở trẻ sơ sinh cũng như trẻ mẫu giáo và tiểu học.
Có thể bạn muốn xem
Hai cây bút văn hóa Báo Nhân dân ra mắt sách về Hà Nội
17 Phương Trình Thay Đổi Thế Giới
Thần dược xanh
CÁC TẦNG ĐỊA NGỤC THEO PHẬT GIÁO
Ta vui đời sẽ vui
Những tùy bút cuối cùng của Du Tử Lê
Các ấn phẩm giáo dục âm nhạc nổi tiếng thế giới đến Việt Nam
Binh Pháp Tôn Tử và 8 cuốn sách hay bạn không nên bỏ qua
CỬA BẮC [1] – Truyện ngắn của Nguyễn Anh Vũ