Một cuốn sách cổ xưa từ thế kỷ 11 bất ngờ hiện lên nội dung bên trong khi các nhà khoa học đem đi chụp x-quang.
Theo tờ Sciencealert, các nhà khoa học từ Đại học Califfornia, Mỹ đã khám phá nội dung giấu trong cuốn sách cổ 1.400 tuổi. Trong lần vô tình chụp X-quang, các nhà khoa học đã trông thấy chữ viết nổi bên trong sách.
Đó là cuốn sách cổ viết về thầy thuốc, triết gia nổi tiếng người La mã gốc Hy Lạp.Aelius Galenus hay còn gọi là Galen vùng Pergamon.
Ông được coi là nhà nghiên cứu y học tài ba nhất của thời La Mã. Các học thuyết của ông đã chi phối và ảnh hưởng đến y học phương tây hơn một thiên niên kỷ.
Phải mất hơn 10 tiếng đồng hồ, các nhà khoa học mới có thể phân tích được 26 trang sách, tiết lộ nhiều kiến thức ý khoa cổ quan trọng bị ẩn giấu hơn một nghìn năm qua.
Cuốn sách làm bằng da cừu nạo. Bên trong có một lớp chữ mới phủ lên trên lớp cũ, nhiều thế kỷ trước, đây là hình thức phổ biến dùng để tái chế da. Đối với bản thảo này, các thầy truyền giáo người Syria thế kỷ 11 đã cạo đi bản sao văn bản y tế của Galen và viết đè các bài thánh ca lên.
Theo các chuyên gia, ban đầu văn bản gốc của Galen bị xóa đi và được viết lại bằng tiếng Syria cổ trong thế kỷ thứ 6.
Đến thế kỷ 11, bản dịch Syria cũng đã bị xóa bỏ và thay bằng các bài thánh ca tại một tu viện ở Ai Cập.
Không ai biết chính xác tại sao văn bản nguyên bản lại bị thay thế nhưng nguồn tin đáng tin cậy nhất cho biết giấy da cừu hồi đó rất đắt đỏ nên để tiết kiệm chi phí, người xưa buộc phải sử dụng lại miếng giấy da cũ.
Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng giáo lý y khoa của Galen không thích hợp với quan điểm tôn giáo của thời đại đó.
Cho đến nay, các chuyên gia mới chỉ đọc được 26 trang. Với hơn 200 nhân viên nghiên cứu, các nhà khoa học hi vọng rằng một số bí mật tuyệt vời về kiến thức y khoa của Galen sẽ được tiết lộ từ cuốn sách 1.400 năm tuổi chỉ có thể đọc bằng cách chụp X-quang.
Theo Infonet
Có thể bạn muốn xem
Bước thăng trầm của các ấu chúa
Những đứa trẻ nhớ được tiền kiếp
Lãnh trấn đẫm máu
Đạo nghĩa vợ chồng của người xưa
Có một “tuyến đầu” của nhà văn thành phố
Bây giờ mình đi đâu
Cổ học tinh hoa
Fahasa tổ chức hội sách lớn dịp cuối năm
Bản thảo 500 năm tuổi của một người hát rong