Năm 1865 dưới triều Tự Đức, Nguyễn Văn Siêu cho xây cầu nối bờ với đền Ngọc Sơn và đặt tên là Thê Húc (棲旭), nghĩa là “nơi lưu lại ánh sáng mặt trời buổi sáng sớm”. Cầu gồm 15 nhịp, có 32 chân cột gỗ tròn xếp thành 16 đôi, mặt cầu lát ván, thành sơn màu đỏ sẫm, chữ Thê Húc được thếp vàng.
Rủ nhau xem cảnh Kiếm hồ
Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn
Đài Nghiên, tháp Bút chưa mòn
Hỏi ai gây dựng nên non nước này.


Cầu đã trải qua hai lần tái thiết kể từ khi hoàn tất. Lần thứ nhất là vào năm 1897 triều Thành Thái. Lần thứ nhì là vào năm 1952 sau khi một nhịp cầu gãy vào đêm Giao thừa năm Nhâm Thìn vì khách đi lễ đền Ngọc Sơn quá đông. Cầu được xây lại, thay vì bằng gỗ thì móng cầu được đúc lại bằng xi măng.



Ngày lại ngày, nhịp sống phố phường Hà Nội lại quay tít mù cùng bánh xe thời gian. Bận rộn và mệt mỏi. Nhưng dòng người đổ về quần thể di tích “đền Ngọc Sơn – cầu Thê Húc – tháp Bút – đài Nghiên” vẫn chẳng có gì thay đổi. Đông đúc, nhộn nhịp như tụ hội.



Có người đến đây chỉ để vui chơi giải sầu, có người hòa mình vào không gian trầm mặc hương khói để tĩnh tâm, thư thái… và có người thì để hiểu được tấc lòng thanh bạch, đầy khí phách của “kẻ sĩ Bắc Hà” xưa.
Theo Facebook Hanoi
Có thể bạn muốn xem
Ocean Vương muốn dừng lại đúng lúc hơn là sáng tác không ngừng
Dạy con qua những trang sách
Blockchain: công nghệ của tương lai
Linh tử – Giao tiếp với đứa con định mệnh
GIẢI TOÁN CÙNG EINSTEIN
Tĩnh Lặng – Thiền sư Thích Nhất Hạnh
Đánh thức Ban Mai – Câu chuyện của những bà mẹ có con tự kỷ
6 loại bánh mì lạ
CHÂN QUÊ THÌ LẤM…