“Nhỏ là đẹp” là lời kêu gọi kinh điển của nhà kinh tế học E. F. Schumacher tốt nghiệp Oxford, để chấm dứt chủ nghĩa tiêu dùng quá độ. Schumacher đã tạo cảm hứng cho những phong trào như “Mua hàng địa phương” và “Thương mại công bằng”, trong khi vẫn mạnh mẽ kêu gọi phản đối “chủ nghĩa tư bản casino” (phong trào chống toàn cầu hóa) và những tập đoàn khổng lồ gây lãng phí. Được vinh danh vào danh sách 100 cuốn sách gây ảnh hưởng nhất kể từ Chiến tranh thế giới lần thứ hai của Tạp chí Văn học Thời đại, “Nhỏ là đẹp” đưa ra những luận điểm logic một cách mạch lạc để xây dựng những nền kinh tế phục vụ nhu cầu của những cộng đồng chứ không phải các tập đoàn.

Những lời khen dành cho cuốn sách:

 “Một cuộc tấn công toàn diện vào trí tuệ kinh tế học phổ quát.” – Newsweek

“Một cuốn Kinh thánh – Kinh tế học” – Time

“Nhỏ là đẹp thay đổi cách nghĩ của nhiều người về những thứ to lớn vĩ đại và cái giá con người phải trả.” – New York Times

Thông tin tác giả: E.F.Schumacher (1911 -1977) là một học giả người Đức ở Rhodes về kinh tế học, và với sự trợ giúp của John Maynard Keynes, sau đó đã giảng dạy tại trường Đại học Oxford. Ông cũng là chủ tịch của Hiệp hội Đất, cố vấn kinh tế của của Hội đồng Than Quốc gia Anh quốc, và là nhà sáng lập của Tập đoàn Phát triển Công nghệ Trung gian. Những cuốn sách nổi tiếng nhất của ông gồm: Nhỏ là đẹp và Một hướng dẫn cho kẻ mù mờ.

Mục lục: Cuốn sách bao gồm 4 phần và 19 chương.

Phần 1: Thế giới hiện đại.

  1. Vấn đề sản xuất
  2. Hoà bình và vĩnh cửu
  3. Vai trò của kinh tế học
  4. Kinh tế học Phật giáo
  5. Vấn đề về quy mô.

Phần 2: Nguồn lực

  1. Nguồn lực vĩ đại nhất – giáo dục
  2. Sử dụng đất đai phù hợp
  3. Những nguồn lực cho doanh nghiệp
  4. Năng lượng hạt nhân – sự cứu rỗi hay lời nguyền
  5. Công nghệ mang khuôn mặt người

Phần 3: Thế giới thứ ba

  1. Sự phát triển
  2. Những vấn đề kinh tế và xã hội đòi hỏi tới sự phát triển của công nghệ trung gian
  3. Hai triệu ngôi làng
  4. Vấn đề thất nghiệp tại Ấn Độ

Phần 4: Tổ chức và sở hữu

  1. Một cỗ máy đoán trước tương lai?
  2. Hướng đến một
  3. Chủ nghĩa xã hội
  4. Quyền sở hữu
  5. Những mô hình quyền sở hữu mới.