Hiệp ước đình chiến kết thúc Chiến tranh Thế giới lần thứ I (Armistice de Compiegne, 1918) lại là mầm mống của một cuộc chiến tranh mới – Đệ nhị Thế chiến. Đây là một cuộc chiến khốc liệt mà ở đó tham vọng con người đã trở thành một thứ cuồng vọng không còn nhân tính.
Thật vậy, làm sao hình dung được cái chết của 17 triệu binh sĩ và 18 triệu dân thường hay 35 triệu con người bị loại trừ chỉ trong 5 năm rưỡi. Làm sao hiểu được nạn diệt chủng của 6 triệu người Do Thái, 6 triệu người Ba Lan và 6 triệu người Nga, chưa kể hàng trăm ngàn nạn nhân khác bị ám sát, bị chặt đầu, bị đánh đập, bị bỏ đói, bị làm nhục bởi Quốc xã Đức và phát xít Nhật. Những tổn thất không dừng lại ở con số 1.100 tỉ đô la chi phí quân sự và 2.100 tỉ đô la thiệt hại bởi chiến tranh mà còn gây ra hậu quả lâu dài cho cả thế giới.
Cho đến nay đã có rất nhiều cuốn sách lịch sử, văn học, triết học, xã hội học của nhiều nước viết về cuộc chiến tranh này. Tuy nhiên, cách nhìn và trình bày nêu bật được nhiều khía cạnh khác biệt quá phức tạp của cuộc chiến này là ưu điểm rõ nhất trong cuốn sách “ Đệ nhị Thế chiến” của Abraham Rothberg. Thêm vào đó, trên 500 bức ảnh minh họa quý hiếm của những phóng viên chiến trường tay nghề cao đã cung cấp cho bạn đọc một cái nhìn toàn cảnh, sống động về Thế chiến thứ hai như một thiên anh hùng ca hào hùng nhưng đẫm máu trong nỗi kinh hoàng mà nhân loại phải gánh chịu mới có được hòa bình – một nền hòa bình khó khăn – như ngày nay.
Có thể bạn muốn xem
VÌ SAO CẦN GIẢI PHÓNG CẢM XÚC?
TÀI CHÍNH DÀNH CHO NGƯỜI SỢ SỐ
“Dịch hạch” của Albert Camus
Dân tộc được Chúa chọn
Hãy là người lãnh đạo
Khi Phan làm truyện tranh
Hack tốc độ hoàn thành công việc
KẸO KÉO
Nhà văn Bùi Tiểu Quyên ra mắt bộ sách “Trường Sa! Biển ấy là của mình”