Cuốn sách này – Huyền học Đạo Phật và Thiên Chúa, không hề có kỳ vọng là một nghiên cứu tường tận, có hệ thống về chủ đề đã đưa ra. Sách không ít thì nhiều chỉ là một thu tập những nghiên cứu mà tác giả đã viết dần dà trong khi nghiên độc, nhất là về Meister Eckhart như là một đại diện của Huyền học Thiên Chúa giáo. Vì tư tưởng Eckhart rất là gần gũi với tư tưởng Thiền tông và Chân tông. Thiền và Chân tông dị biệt biểu hiện ở chỗ: Thiền được gọi là Juriki, hay “tự lực”, trong khi Chân tông được gọi là Tariki, hay “tha lực”. Nhưng có một cái gì chung cho cả hai tông mà bạn đọc sẽ cảm thấy. Do đó, ta có thể quy Eckhart, Thiền và Chân tông coi như cùng thuộc về trường phái huyền học vĩ đại. Mối dây liên hệ nền tảng của ba phái trên có thể không luôn luôn rõ rệt trong các trang sau đây. Tuy nhiên, hy vọng của tác giả là nó đủ mức kích thích để lôi cuốn các học giả Tây phương chủ tâm nghiên cứu chủ đề này.
Tác giả muốn bày tỏ lòng cảm tạ đối với hai bản dịch Anh ngữ về Meister Eckhart, bản thứ nhất của C. de B. Evans và bản thứ hai của Raymond B. Blakney, mà tác giả đã trích dẫn rất rộng rãi.
– DAISETZ T. SUZUKI, New York, 1957
Có thể bạn muốn xem
Cẩm nang Canva – Thiết kế dễ như chơi
“Những giấc mơ bay tự do” và bài học từ những chuyến đi cũ
Nụ cười của mẹ – Chùm tản văn của Ngô Thị Học
ĐỐC – TỜ NĂM – Câu chuyện kỳ diệu về người chống lại bệnh dịch hạch
Sài Côn cố sự
Nhà may mắn – câu chuyện 20 năm bên người khuyết tật Việt Nam của cô gái Thụy Sĩ
Sống đời tự do – Yêu thương và trân trọng chính bản thân mình
Nhà văn Võ Thị Xuân Hà: “Cứ đi rồi sẽ thành đường”
Viện Nghiên cứu Hán Nôm thất lạc hơn 100 sách cổ