Nói về đau khổ và đối diện với đau khổ, Khiết Phong viết: “Can đảm nhìn nhận khổ đau qua sự kinh khiếp về vô thường sẽ giúp ta chạm tới được cái thấy chân thực về vạn hữu. Rằng mọi thứ đang không đứng yên như ta tưởng, như chiều quay tròn của Trái Đất đang bị chi phối bởi định luật chuyển dời, hay một hơi thở vào bắt buộc phải có một hơi thở ra. Mỗi phút giây trôi đi trong dòng chảy thời gian, dường như là một món quà vô giá được ban phát bởi chính tự thân của những ai được nhận lấy.” (Tuyệt đỉnh của tự do)
Hay nói về tu tập, thiền quán: “Hồng trần một cõi, bụi thời gian đan kín khắp hết các lối. Những đôi gót son dịu dàng mềm mại cứ lẽo đẽo theo tôi chẳng nề lao khó, chẳng kể tháng năm. Chúng cứ theo chân nhau đến rồi đi. Theo tôi từ đỉnh núi này đến hết những vùng không gian vô tận vô biên giới kia.” (Bụi hồng lẽo đẽo Chân Như)
Có được sự tĩnh lặng, thanh thoát như thế là bởi, Khiết Phong luôn mở lòng mình ra với thiên nhiên, với con người. Là một tu sĩ Phật Giáo, lại ở xa xứ ắt hẳn có những nỗi cô đơn, cô độc trên hành trình tu tập của mình, Khiết Phong chìm đắm trong tình yêu bao la của Đức Phật: “Bụt biết không? Sáng nào cũng vậy, con thích nhất được ngồi bên Bụt với không khí tươi mới của buổi sáng. Đun ấm nước sôi để sẵn, đặt hai bình nước ngay ngắn bên án thờ Bụt. Thắp ngọn nến lên cho ấm căn phòng. Chiếc bình hoa bể lâu ngày nay con dùng làm lò xông trầm cũng được trang trí ngay trước Bụt. Con ngồi yên bên Bụt. Nhìn Người mỉm cười. Chỉ cần có thế thôi.” (Trầm hương Lanka)
Bên Bụt, để tâm sự, để sẻ chia, “Ngồi yên bên Bụt, nghe mưa và thưởng trà thì còn niềm vui nào bằng“. Mọi tâm sự như được bày tỏ hết, từ niềm vui đến nỗi buồn, từ khó khăn cho đến thuận lợi trong cuộc sống, cho đến những tâm sự thầm kín nhất: “Ở Lanka, vui lắm, con đến nơi đây, một nơi hoàn toàn mới, nhưng tâm tư con cảm nhận được sự bình dị quen thuộc của nơi này ngay từ lần đầu đặt chân đến. Kỳ lạ thật! Không có gì lạ lẫm trong mắt con cả, mọi thứ xung quanh gần gũi“.
Đặc biệt, trong tập tản văn này, ta sẽ thấy từ “trà” hay “uống trà” được lặp đi lặp lại rất nhiều. Thi sĩ Khiết Phong nhạy cảm với thiên nhiên, với đất trời, với tình người, thì “uống trà” chẳng có gì khó hiểu, nhưng qua những buổi trà, khiến cho tâm hồn con người hướng thượng, thanh cao, tươi vui và sâu lắng mới là điều vị tu sĩ này muốn giãi bày:
“Sự tĩnh mặc của không gian và cái vắng lặng của niệm khúc hàm chứa cả sự bình yên của tâm hồn. Bình trà xinh và nguyên cả khối lòng trinh nguyên son sắt ấy đích thực là cái chân–thiện–mỹ mà người lữ khách đã cảm nhận và cống hiến cho cuộc đời. (Một)
Hãy cùng Khiết Phong bắt đầu một ngày bằng một bình trà mới, thơm ngát và tinh túy, sâu lắng! “Uống trà đi” là một câu thần chú, nó giúp tôi thức dậy mỗi khi bị thất niệm lãng quên hay những lúc bị chi phối bởi những dòng suy tư triền miên. (Uống trà đi)
Có thể bạn muốn xem
15 cách giúp trẻ tư duy số học
“Dũng sĩ Hesman” trở lại
Chuyện tên đường Sài Gòn
Hai kẻ giả danh trên điện thoại
Vừa nhặt thóc vừa hót líu lo
Xây dựng mối quan hệ bền vững trong kinh doanh
Bảo dưỡng khung xương chậu 1 – Lấy lại vóc dáng tự nhiên
Để các tủ sách đi xa
Cô gái mặc váy tím