Điều gì xảy ra khi người Pháp và Việt Nam bắt gặp nền ẩm thực của nhau?

Quyển sách này khám phá cách người Việt đã dùng đồ ăn và rượu để thiết lập quyền lực và vị thế xã hội trong trường thiên thế kỷ 19 – từ năm 1802 đến những năm thập niên 1920.

Phần lớn cuốn sách này dành để kể câu chuyện về những con người bình thường (dân làng, những phụ nữ chạy chợ, người vùng cao, người lính, thợ thủ công, nhưng bên cạnh đó cũng có cả quan lại, doanh chủ, và những người của đông quyền trọng khác), chỉ ra họ đã dùng các thực hành liên quan đến thực phẩm hòng cải thiện chỗ đứng của mình trong xã hội thế nào

Quyển sách này cũng được xây dựng dựa trên những thần thoại tưởng tượng mà giới trí thức Việt Nam đặt ra đầu tiên vào những năm thập niên 1920.

Quyển sách này cũng trình bày một sự đoạn tuyệt với sự phân kỳ mà những trí thức hồi những năm thập niên 1920, 1930 và nhiều học giả thế kỷ 20 về chủ nghĩa thực dân giả định.

Lang thang qua thể tìm thấy các hàng các con phố của Hà Nội, người ta giờ có phở gần tiệm bán bánh mỳ (bánh mỳ nóng giòn, kẹp nhân ăn ngon tuyệt), gánh hàng rong bán dứa tươi thái lát chấm muối bên cạnh các quán cà phê, nơi người Việt Nam và cả khách du lịch thưởng thức những tách cà phê đậm đà. Hai trăm năm trước chưa hề có những thú như thế.
Tất cả đều mới đến cách nay khoảng một trăm năm. Thực dân Pháp, những người đến xâm chiếm Việt Nam vào nửa sau thế kỷ 19, đã ra đi từ lâu, song những đóng góp nào đó của họ vào cách ẩm thực vẫn còn đó, bên cạnh ảnh hưởng đồng thời từ những người dân khác: người Hoa, người Chăm, người Ấn Độ, người Khmer, người Mã Lai…
Đồ ăn thức uống của Pháp không phải ảnh hưởng nước ngoài đầu tiên đến ẩm thực Việt Nam, cũng không phải cuối cùng, song thời đại chiếm đóng của người Pháp lại chứng tỏ là một mô-men của những xung đột văn hóa và chính trị, cùng giúp nhau lớn mạnh vì những năm tháng chiếm đóng kéo dài hàng thập niên của chủ nghĩa thực dân. Người Việt dần nhận ra rằng người Pháp không có ý định rời đi. Đến giữa thế kỷ 20, nhận thức này chuyển thành một cuộc kháng chiến bùng nổ.
Nhưng một trăm năm trước đó, khi các giáo sĩ và nhà thám hiểm người Pháp đang định giá khu vực, hoặc thậm chí vào khoảng đầu thế kỷ 20, khi thực dân Pháp bắt đầu xây dựng tảng vững chắc cho chính quyền của họ thì hai phe (thân hoặc chống thực dân) chưa tồn tại, thay vào đó mới chỉ có khung cảnh đang thay đổi của bổn phận trung thành, đồng cảm than thuộc, khát vọng – cùng đồ ăn khoái khẩu.
Nhiều cuốn sách về lịch sử thực phẩm đề cập câu nói nổi tiếng nhất của nhà ẩm thực người Pháp Brillat-Savarin: “Hãy cho tôi biết bạn ăn gì, và tôi sẽ cho bạn biết bạn là ai.” Nghiên cứu thực phẩm là một lĩnh vực tương đối non trẻ nhưng lại đã thành ra nhàm chán và đó là lỗi của Brillat-Savarin, vì đã quá nhanh nhảu, dễ dãi. Nghiên cứu thực phẩm có thể tiết lộ nhiều điều chứ không chỉ bản sắc. Những gì mọi người ăn không chỉ phản ánh họ là người thế nào mà còn cả việc họ muốn trở thành ai. Người ta sử dụng thực phẩm để vươn lên trong một cộng đồng, đôi khi để tiếp cận các cộng đồng khác và kêu cầu các mối quan tâm lợi ích chung. Các giá trị như sức khỏe, mùi vị/khẩu vị, chi phí, sự tiện lợi và các mối quan hệ xã hội đều là cơ sở cho các lựa chọn cách ẩm thực của mọi người khi họ nghĩ về tương lai. Nếu chú ý, chúng ta có thể biết được mọi người trong quá khứ đã hy vọng gì cho cuộc sống của mình, cũng như đã cân bằng những khát vọng cao nhất với cảm thức thực tế về các lựa chọn sẵn có cho mình ra sao.
Thay vì cố gắng vẽ ra một bức tranh hoàn chỉnh về những gì mà người Việt đã ăn trong thế kỷ 19, lối tiếp cận mới vào nghiên cứu thực phẩm làm nổi bật cách mà mọi người phản ứng với những thay đổi họ phải đối mặt trong cuộc sống hằng ngày dưới chế độ thực dân, ở miền quê và thành thị. Ngư dân miền biển và người ở miền núi, phụ nữ chạy chợ và doanh chủ, công chức nhà nước và những người bán rượu lậu,… tất cả đều phải vật lộn tìm cách sống theo điều kiện hoàn cảnh của mình trong một thế giới đang thay đổi. Không ai trong số họ xem đồ ăn và thức uống mà họ sản xuất ra, tranh luận về và thưởng thức hằng ngày là vĩnh cửu vượt thời gian. Tôi hy vọng tập sách này sẽ truyền cảm hứng cho những người khác khám phá thêm và đem lại cho chúng ta hiểu biết phong phú hơn nữa về lịch sử cách ẩm thực của Việt Nam.
-Trích Lời tựa-

Tiến sĩ Erica J. Peters là đồng sáng lập và giám đốc Hội Sử gia Ẩm thực Bắc California. Bà nhận bằng cử nhân từ Đại học Harvard và bằng tiến sĩ lịch sử từ Đại học Chicago. Bà viết về nhiều khía cạnh khác nhau của lịch sử và ẩm thực Việt Nam, đã trình bày tại nhiều hội nghị trên khắp Hoa Kỳ và nước ngoài.
Bà sống ở Mountain View, California và hiện đang nghiên cứu lịch sử thực phẩm ở San Francisco.