Chúng ta sống trong Kỷ nguyên Kết nối — hay là người ta bảo thế. Trong vài thập kỷ qua, hàng tỉ tỉ đôla công nghệ được đầu tư để phát triển những phương thức mới giúp con người kết nối với nhau. Với mỗi hạ tầng kết nối mới xuất hiện — điện thoại di động, phòng chat, email, thư thoại, tin nhắn tức thời, Skype, Facebook, Twitter, game trực tuyến… — cộng đồng nhân loại tiến đến gần chúng ta hơn. Danh bạ điện thoại và địa chỉ email của chúng ta thường dài dằng dặc, và nhiều người có hàng trăm, thậm chí hàng ngàn, kết nối trên LinkedIn, bạn bè trên Facebook và/hoặc người theo dõi trên Twitter. Gần như theo nghĩa đen, chúng ta nắm cả thế giới trong lòng bàn tay. Thật đáng kinh ngạc!
Nghiên cứu gần đây đăng trên ABC News cho thấy chúng ta có ít bạn bè đích thực hơn so với trước khi mạng xã hội bùng nổ: chính xác là ít hơn một phần ba tính từ năm 1985. Tình bạn, theo khía cạnh mà chúng ta đang bàn, được định nghĩa đơn giản là người mà ta có thể trò chuyện về “những vấn đề quan trọng”. Hãy nghĩ xem. Khả năng tin tưởng lẫn nhau — trung thực, thẳng thắn, cởi mở và thật lòng — đang giảm dần. Với khả năng kết nối nằm trong lòng bàn tay, chúng ta không có thêm sự thân thiết đích thực với bạn bè mình, chúng ta có ít đi.
Con người là sinh vật bầy đàn. Chúng ta được cài đặt như thế. Kết nối với các sinh vật khác là điều nuôi dưỡng chúng ta, duy trì chúng ta, công nhận giá trị của chúng ta, và mang lại cho chúng ta niềm vui, sự thoải mái, và ý nghĩa. Khả năng kết nối với người khác trong cuộc sống cá nhân và công việc của chúng ta hội tụ ở một kỹ năng cốt lõi. Đó là: sự sẵn lòng và khả năng lắng nghe.
Hầu hết con người hiện đại chúng ta đều bị kẹt ở chế độ “đầu ra”. Chúng ta có thể biết cách ngậm miệng lại thực sự (thỉnh thoảng), nhưng chúng ta vẫn chưa phát triển không gian bên trong để lắng nghe. Bên trong chúng ta ngập tràn tâm tư cá nhân. Và chúng ta là những người đang đau khổ.
Vậy chúng ta có một vấn đề ở đây. Chúng ta không lắng nghe. Nhưng vấn đề lớn hơn là chúng ta không biết mình có vấn đề. Thay vào đó, chúng ta tiếp tục giải quyết theo hướng ngược lại, bằng việc tìm ra nhiều cách hơn và mới mẻ hơn để tiếng nói của mình được lắng nghe. Tất cả quy về ba nguyên tắc đơn giản:
– Tất cả chúng ta đều nói, nhưng không ai nghe, và. . .
– Con người, ở mọi nơi, muốn được lắng nghe, vì thế. . .
– Con người bị thu hút mạnh bởi những người lắng nghe họ.
Lắng nghe như một chú chó mang lại góc nhìn hoàn toàn mới về cách chúng ta đạt được thành công trong quan hệ cá nhân và công việc. Jeff Lazarus cho bạn công cụ để thay đổi bản thân và trải nghiệm những phép lạ sẽ đến khi bạn bắt chước hành vi từ người bạn thân nhất của con người. Những lời khuyên dí dỏm và khôn ngoan ông đưa ra sẽ giúp bạn trở thành bậc thầy giao tiếp trong hầu hết mọi tình huống. Hãy làm theo chú chó của bạn và gặt hái phần thưởng.
Tác giả: Jeff Lazarus
Dịch giả: Phan Thùy Trang
Nhà xuất bản: NXB Trẻ
Công ty phát hành: NXB Trẻ
Có thể bạn muốn xem
Chuyện về những người Mỹ giàu có mà vẫn không hạnh phúc
Tâm lý học đám đông
Ngàn dâu xanh tiếng kệ đưa…
Trung tâm đào tạo kĩ năng mềm 2BU – Tỏa sáng theo cách mà bạn muốn
Phụ tá của siêu anh hùng
Hello, Habits – Một chỉ dẫn sống tốt hơn
Tượng Nữ thần Tự do ở Mỹ nguyên ban đầu không phải màu xanh
Gặp Nàng thơ thuở ấy tại Đường sách TPHCM
Cuộc thi “Tìm hiểu và đồng hành cùng Kênh Cùng bạn đọc sách – Chia sẻ sách hay, chung tay chống dịch”