Trong cuộc đời tăm tối này, cái gì soi rọi cho chúng ta đây?

Đức Phật dạy có bốn loại ánh sáng:

– Ánh sáng mặt trăng cho ban đêm

– Ánh sáng mặt trời cho ban ngày

– Ánh sáng của lửa để thắp lên trong đêm tối

– Và ánh sáng của trí tuệ.

Ba loại ánh sáng đầu tiên không phải lúc nào cũng có, muốn là có như ý mình. Nhưng khả năng soi rọi của trí tuệ không bị giới hạn trong không gian và thời gian. Dù nói về khía cạnh duy tâm hay duy vật, trí tuệ là nguồn sáng của thế giới.

Giữa biển trời sanh tử này, giữa cõi đời mê ngủ này, nếu thực sự chúng ta không gặp được những người thầy để có thể dìu dắt cho mình, thì có thể hoặc chắc chắn mình sẽ phải gồng gánh nhiều đau khổ. Nên cuốn sách nói về thay đổi của cô gái trẻ sau khi bắt gặp lời dạy của một nhà sư. Chính về thế chính tác giả đã bộc bạch về lý do viết cuốn sách này:

Trong lúc tôi đi tìm tôi, tôi gặp “người đem lửa về”. Người cho tôi chút lửa, nhưng với tôi là cả bầu trời ánh sáng để tôi thắp lên trong những đêm tối của cuộc đời. Người cho tôi chút lửa, nhưng là nguồn hơi ấm giúp xua tan giá lạnh trong ngày tôi lạc bước nơi rừng sâu tăm tối mịt mù.

Chẳng phải Nhật ký hay hồi ký. Chẳng phải truyện ngắn hay truyện dài. Chẳng thật mà cũng chẳng giả. Chẳng phải hư cấu cũng chẳng phải phi hư cấu. Chẳng phải để giải tỏa nỗi buồn hay tuyên truyền gì đó. Ở đây không có buồn lẫn vui. Viết vậy thôi. Tự nhiên cầm bút, tự nhiên như hơi thở. Cái hấp lực gì đó rất đỗi tự nhiên. Móc hết trong tim, trong óc, trong dạ tất cả những gì có thể nhớ, có thể cảm và có thể khắc ghi…

“Lời dạy của một nhà sư”, cuốn sách thể hiện trăn trở của một người trẻ về cuộc sống, cuộc đời, giá trị con người. Từ một người trẻ không có mục đích sống rõ ràng, bị trầm cảm, tác giả đã thay đổi khi gặp được lời dạy của một nhà sư.