Một khoảnh khắc bằng cả thập kỷ,… liệu “lỗ hổng thời gian” có tồn tại thật sự?
Có những vụ mất tích bí ẩn từng xảy ra trong lịch sử liên quan tới “lỗ hổng thời gian” khiến các nhà khoa học điên đầu. Sau hàng chục, thậm chí hàng trăm năm, khi những vụ mất tích dần trôi vào quên lãng thì đột nhiên nạn nhân lại xuất hiện như chuyện mới xảy ra hôm qua.
Máy bay mất tích 35 năm trở về, hành khách trên tàu Titanic xuất hiện sau 80 năm, cà phê vẫn nóng sau 48 năm… là một vài trong số những vụ mất tích bí ẩn xuyên thời gian đó.
Hành khách trên tàu Titanic xuất hiện sau gần 80 năm
Ngày 14/4/1912, tàu Titanic trong chuyến đi đầu tiên đã gặp nạn khiến 1.500 người mất tích. Vậy mà vào giữa năm 1990 và 1991, người ta đã phát hiện và cứu sống hai nhân vật đã biến mất cùng con tàu Titanic gần 80 năm về trước tại khu vực gần núi băng Bắc Đại Tây Dương.
Ngày 24/9/1990, con tàu Foshogen đang đi trên vùng biển Bắc Đại Tây Dương thì cứu được một người phụ nữ mặc trang phục quý tộc Anh thời kỳ đầu thế kỷ 20, toàn thân ướt sũng và rét run cầm cập. Người phụ nữ đó nhận mình là Wenni Kate, 29 tuổi, một hành khách trên con tàu Titanic. Khi tàu đắm, cô ta bị một con sóng lớn đánh giạt lên núi băng này.
Tất cả mọi người đều nghĩ cô gái này nói nhảm. Sau khi được đưa tới bệnh viện để kiểm tra. Sức khỏe của cô không có gì đáng ngại, cô chỉ quá sợ hãi do bị lạc nhiều ngày, thần kinh cũng không có dấu hiệu rối loạn. Các xét nghiệm về máu, tóc, cho thấy cô khoảng chừng 30 tuổi.
Sau khi kiểm tra danh sách hành khách trên tàu Titanic, người ta nhận thấy mọi nội dung đều trùng khớp với những gì Kate nói.
Nếu đúng cô gái này là một hành khách trên con tàu xấu số Titanic thì điều gì đã xảy ra, chẳng lẽ từ năm 1912 đến nay, trải qua gần 80 năm mà Kate không hề già đi chút nào?
Khi sự việc kỳ lạ này vẫn đang gây tranh cãi thì sự việc kỳ lạ thứ hai lại xảy ra.
Ngày 9/8/1991, một tổ khảo sát khoa học hải dương đã phát hiện và cứu sống một người đàn ông 60 tuổi tại khu vực phía Tây Nam cách núi băng Bắc Đại Tây Dương chừng 387 km. Tất cả mọi người đều bất ngờ khi người đàn ông đó chính là thuyền trưởng danh tiếng Smith của con tàu Titanic, người cuối cùng chìm xuống biển cùng với con tàu. Khi được cứu, ông một mực khẳng định rằng hôm đó là ngày 15/9/1912, một ngày sau khi con tàu bị chìm.
Thuyền trưởng Smith của tàu Titanic.
Nếu tính đúng thời gian thì Smith đến nay đã 140 tuổi nhưng trên thực tế mới chỉ là một ông già 60 tuổi.
Sau khi trải qua một loạt thử nghiệm và kiểm tra dấu vân tay, người được cứu được xác định đúng là thuyền trưởng Smith và ông hoàn toàn khỏe mạnh.
Một số cơ quan hải dương Âu – Mỹ cho rằng thuyền trưởng Smith và hành khách Kate đã bị rơi vào “hiện tượng mất tích – tái hiện xuyên thời gian”.
800 lính Anh mất tích trong mây
Trong Đại chiến Thế giới lần thứ nhất, vào ngày 21/8/1915, quân đội Anh gồm hơn 800 lính thuộc Trung đoàn Norfolk 5, được lệnh cơ động lên một ngọn núi cao thuộc vùng Dardanelles, Thổ Nhĩ Kỳ. Theo lời kể của các nhân chứng, khi đoàn quân tiến vào thung lũng có một đám mây lớn bay sà xuống và bao phủ lấy họ. Cho tới khi người lính cuối cùng khuất hẳn, cả khối mây bay lên cao và biến mất. Không ai thấy bất kỳ người lính nào bước ra khỏi đám mây kỳ lạ đó, hơn 800 binh lính đã mất tích hoàn toàn.
Khi đó, 22 người lính của New Zealand cũng đang tập cùng trận địa với đội quân này, trên một ngọn đồi nhỏ khác cách đó khoảng 600 m đã tận mắt chứng kiến cảnh tượng bí hiểm trên.
Hơn 800 binh lính Anh mất tích không để lại bất cứ dấu vết gì cho tới tận ngày nay.
Máy bay mất tích 35 năm trở về
Ngày 9/9/1990, trạm kiểm soát sân bay Venezuela phát hiện một chiếc Douglas (nhãn hiệu thông dụng thập niên 1930-1940) đột nhiên bay qua. Sau khi tìm hiểu và xác nhận, mọi người đều hoảng hốt vì đó là chiếc máy bay máy bay 914 Pan American Airways từ Newyork đến Florida được cho là mất tích cùng 50 hành khách ngày 2/6/1955.
Sau 35 năm trở lại, trông họ vẫn y hệt như khi mất tích. Cảnh sát và các nhà khoa học Mỹ rất kinh ngạc vì khi điều tra thẻ căn cước và cơ thể hành khách trên chuyến bay thấy mọi chi tiết đều khớp 100%.
Một khoảnh khắc dài bằng thập kỷ
Hồ sơ của Hải quân Mỹ có ghi lại một vụ mất tích bí ẩn của 25 bính lính trong chiến dịch Thái Bình Dương thời kỳ Thế chiến II. Năm 1945, chiến hạm Indianapolis của Mỹ bị tàu ngầm của Nhật đánh chìm, 25 binh lính và sĩ quan rời khỏi chiến hạm bằng thuyền cứu hộ đã gửi đi tín hiệu cấp cứu. Hải quân Mỹ đã nhận được tín hiệu đó nhưng sau nhiều lần tìm kiếm mà không có bất cứ dấu vết nào, họ buộc phải tuyên bố 25 quân nhân kia đã mất tích.
Vào một ngày tháng 7/1991, một đội thuyền đánh cá của Philippines trên hải phận Sibis, phía nam quần đảo Philippines, đã phát hiện một chiếc thuyền cứu hộ cùng 25 binh lính đang trong tâm trạng hoảng loạn.
Xuất hiện đầy bí ẩn sau 46 năm nhưng ngoại hình của những người lính đó không hề thay đổi, thậm chí cả râu và tóc… cũng không dài thêm chút nào. 25 người một mực khẳng định họ chỉ mới lênh đênh trên biển một ngày đêm.
Khinh khí cầu xuất hiện sau 36 năm mất tích bí ẩn
Năm 1954, chiếc khí cầu của Hary Rogen và Derick Noidon trong khi tham gia một cuộc thi biểu diễn khinh khí cầu thì đột nhiên mất tích. Sau nhiều nỗ lực tìm kiếm, không có bất cứ dấu tích nào của chiếc khinh khí cầu cùng 2 người chủ của nó. Năm 1990, sau 36 năm, chiếc khinh khí cầu mất tích cùng Hary Rogen và Derick Noidon bỗng xuất hiện tại nơi mà nó đã mất tích năm 1954 trước hàng nghìn con mắt kinh ngạc của khán giả đang tham gia một cuộc thi khinh khí cầu khác tại đó.
Trong quá trình điều tra, Rogen và Derick khai rằng trong cuộc thi khinh khí cầu năm 1954 tại Bodorigo Saint Juan, họ đột nhiên bị kích thích vào vùng não, toàn thân đau buốt như có một luồng điện chạy qua người. Tất cả mọi thứ xung quanh từ bầu trời cho đến mặt biển đều biến thành một màu đỏ. Chỉ trong khoảng khắc màu đỏ ấy mà thời gian đã trôi qua 36 năm.
Sau 48 năm, cà phê vẫn nóng
Năm 1985, người ta phát hiện thấy một máy bay chở khách hai động cơ đã mất tích trước đó gần 48 năm tại vùng đầm lầy trong khu rừng rậm New Guinea. Điều khiến mọi người kinh ngạc là dù đã bị mất tích gần nửa thế kỷ nhưng chiếc máy bay vẫn còn mới y nguyên, vỏ máy bay không hề có vết xước, từ nhãn hiệu đến lớp sơn vẫn còn sáng bóng, những cánh cửa của nó vừa mở là được ngay, không hề có dấu hiệu rỉ sét.
Các nhân viên điều tra đều sởn gai ốc khi họ phát hiện trong khoang máy bay không thấy người nào dù là sống hay chết nhưng có cốc giấy, mẩu thuốc lá đã ngưng sản xuất vào thời Chiến tranh thế giới thứ II và mấy tờ báo có ghi rõ ngày tháng xuất bản là chủ nhật thứ ba của tháng 1 năm 1937 vẫn chưa ngả màu vàng. Thậm chí, cà phê được giữ trong bình vẫn còn ấm và còn nguyên mùi vị… dường như mới đó vẫn đang có người ngồi trong máy bay.
Sau khi điều tra, họ chỉ biết đây là chiếc máy bay dân dụng cất cánh từ Manila, Philippnes đến Trung Quốc năm 1937 chứ không thể lý giải nổi những điều kỳ lạ đã xảy ra.
Xung quanh vấn đề “lỗ hổng thời gian” đã có rất nhiều giả thuyết được đưa ra nhưng đều chưa đưa ra được những chứng cứ xác thực. Hiện tượng “mất tích – tái hiện” vẫn còn là bí ẩn đang chờ con người khám phá.
Theo Quantrimang
Có thể bạn muốn xem
Bức Tranh Toàn Cảnh
Luật của Warren Buffett
Ra mắt sách ‘Nhật ký thời chiến Việt Nam’
Sự quyến rũ của thương hiệu
Nếu như được làm lại (Replay)- Marc Levy
Xuất bản sách mừng 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh
Ngày xưa có một chuyện tình
Những công dụng tuyệt vời của sữa chua Hy Lạp mà bạn chưa biết
7 Thói Quen Hiệu Quả