Câu chuyện xoay quanh một cô sinh viên Luật đại học Sorbonne phải lòng một người đàn ông lớn tuổi đã có vợ, oái ăm thay lại là cậu ruột của người bạn trai. Một câu chuyện giản đơn, thậm chí tầm thường với những nỗi buồn vặt vãng, những ray rứt trẻ con, những nghi ngờ, khám phá về mặt tinh thần lẫn thể xác mà ở thời đại đó đã bị gán cho cái mác băng hoại đạo đức, khiêu dâm.
Nhưng tiểu thuyết thứ hai này cho thấy một sự ngây thơ và dễ tổn thương mà Buồn ơi chào mi không có được. Hơn nữa, Một nũ cười nào đó đằm thắm hơn, cố chấp hơn với tình yêu để rồi vỡ mộng hơn, nhưng là một vỡ mộng không tàn bạo mà dịu dàng như một bản nhạc. Nhân vật nam chính – một người đàn ông “mắt xám, trông mỏi mệt, gần như u buồn” – là người duy nhất làm cho cô gái hạnh phúc vì chỉ hai người họ mới giống nhau và chia sẻ cho nhau nỗi chán chường cố hữu của đời sống.
Nhân vật nữ chính – trung tâm của cuộc tình tay tư – là một cô nàng vô ưu, lẳng lơ, có những lúc tự nhận bản thân vô sỉ, song từ đầu đến cuối luôn bị giày vò bởi nỗi cô đơn của một đời sống vô vị và nhàm chán.
Lối kể chuyện của Sagan trong Một nụ cười nào đó vẫn giữ một giọng điệu dửng dưng như thể các nhân vật bị tách lìa với cảnh trí mà họ đang sống, như thể câu chuyện mà họ dự phần chỉ là vặt vãnh, thứ duy nhất họ không trốn thoát được là cô đơn và đau khổ mà họ gây ra cho chính mình hoặc cho người khác. Tuy câu chuyện giản đơn nhưng nhân vật của Sagan không đơn giản: họ có phương tiện để hạnh phúc nhưng không bao giờ thực sự chạm tới hạnh phúc.
Có thể bạn muốn xem
Quản lý Nghiệp
Mô Hình Kinh Doanh Tối Ưu Công Cụ Và Áp Dụng
Nghệ thuật tinh tế của việc “đếch” quan tâm
Quản lý thời gian for dummies
Bách Khoa Thư Trẻ Em – Cuốn Sách Lí Giải Vạn Vật
SÁCH GIẢ “MUÔN KIẾP NHÂN SINH P1-2” ĐƯỢC BÀY BÁN CÔNG KHAI
Ra mắt bộ sách về 8 danh họa vĩ đại của thế giới
Có Phật trong đời
ĐÊM VÔ TẬN