Số lượng ô tô bán ra của Toyota nhiều nhất trên thế giới. Ba năm liên tiếp đạt mức lợi nhuận ròng cao nhất trong lịch sử và có tới trên 330000 nhân viên (số liệu năm 2014-2016).
Có một điều mà Toyota – nhà sản xuất ô tô số 1 thế giới luôn coi trọng hàng đầu đó là… xây dựng công xưởng vững mạnh. Tuy nhiên, yếu tố cần thiết để có một công xưởng vững mạnh không phải là chỉ đào tạo một nhà lãnh đạo xuất sắc duy nhất. Toyota coi trọng đào tạo những lãnh đạo ưu tú (số nhiều).

Ở Toyota, những thế hệ cấp trên kế tiếp sẽ kế thừa những bí quyết đào tạo của các thế hệ lãnh đạo trước đó.
Nghệ thuật đào tạo cấp quản lý của Toyota tổng hợp những bí quyết đào tạo con người và bồi dưỡng lãnh đạo của Toyota, lý giải lý do vì sao Toyota không cần một lãnh đạo xuất chúng nhưng vẫn trở thành công ty hàng đầu thế giới.
Ở Toyota, để trở thành lãnh đạo cấp cao, người lãnh đạo buộc phải có năng lực cao trong giải quyết vấn đề định hướng mục tiêu và đào tạo được lớp quản lý kế cận cho tương lai ngay tại chính nơi mình làm việc.
Đối với công ty có quy mô nhỏ, người lãnh đạo công ty đó chỉ cần là giám đốc hay một vài quản lý cao cấp là đủ. Tuy nhiên, làm thế nào để công ty đi vào quỹ đạo và phát triển bền vững? Nếu tất cả chỉ nằm trong tay một người lãnh đạo, có thể công ty đó vẫn vận hành được nhưng sẽ chỉ phát triển được tới một giới hạn nhất định. Chính vì vậy, để liên tục phát triển công ty lớn mạnh, việc đào tạo người quản lý ở cấp bộ phận là rất quan trọng.
Có thể bạn muốn xem
Thôi Bối Đồ cuốn sách tiên tri về lịch sử nhân loại
Chuyện phía sau những trang viết còn lại từ chiến trường
‘Dám nghĩ lại’: Kỹ năng sống còn trong thời đại biến động hiện nay
Gốm Phù Lãng
Lai rai cùng người Nam Bộ
Ra mắt sách của bốn nhà văn nữ TPHCM
ĐIỆU NHẢY VỚI TỬ THẦN
Thêm một góc nhìn về Văn Miếu – Quốc Tử Giám
Bộ sách Để tâm không bận, để đời nhàn tênh