Một người xuất gia cần trải qua nhiều gia đoạn khác nhau để đến với Phật. Quăng mình vào chốn thiền môn tập 2 – Hành trình cùng báo Giác Ngộ kẻ về 2 giai đoạn trong cuộc đời xuất gia của tác giả Thiền Bảo:
1. Khi còn trẻ phải nỗ lực học tập, trau dồi kiến thức thế học lẫn Phật học.
2. Khi trưởng thành phải biết dấn thân phục vụ đạo pháp, làm lợi ích cho cuộc đời.
Cuốn sách sẽ mang đến cho bạn đọc những câu chuyện thường ngày của những người xuất gia tu hành nơi cửa Phật.
Trích đoạn hay
Lăng xăng phán xét
Buổi sáng đầu tiên của mùa An cư, thầy Thanh Kiểm giảng Khóa Hư Lục.
Thành thật mà nói, ban đầu tôi hơi thất vọng. Vì đã biết thầy Thanh Kiểm là đồng hương và cùng tông phong với thầy Tâm Giác, hai thầy cùng du học Nhật Bản đem kiến thức về truyền bá cho đại chúng và cùng tâm nguyện xây dựng ngôi tổ đình Vĩnh Nghiêm này. Tôi rất ngưỡng mộ và mong đợi đến lúc được nghe thầy Thanh Kiểm giảng dạy. Đã đọc khá nhiều bài viết của thầy Thanh Kiểm trên báo Vạn Hạnh, Đuốc Tuệ, Đại Từ Bi… sách thầy viết và dịch tôi cũng đã đọc được vài cuốn, đặc biệt là hai cuốn Phật Pháp Sơ Học và Thiền Lâm Bảo Huấn rất có ích với tôi trong giai đoạn ở chùa quê mày mò tự học đạo. Tôi chỉ mong được nghe thầy giảng nữa là thỏa lòng. Hẳn là rất hay.
Nhưng không ngờ, thầy Thanh Kiểm giảng bài thường bị ngừng khựng, như là giữa ý tưởng và lời nói của thầy phát ra không cùng tốc độ nên phải chờ đợi nhau. Suốt buổi sáng hôm đó, tâm trí tôi cứ lan man nhận xét về cách thầy giảng bài rồi so sánh với những bài báo, sách thầy viết và tự hỏi tại sao thầy viết rất uyên thâm, rất hay và dễ hiểu, vậy mà khi thầy giảng lại khó nghe đến thế?
Khi trở về phòng, tôi hỏi huynh đệ nghe thầy Thanh Kiểm giảng thế nào thì mọi người đều hoan hỉ gật đầu. Đúng, thầy giảng có đôi chỗ trúc trắc nhưng không sao, chăm chú theo dõi thì vẫn lĩnh hội tốt, và ngoài bài học trong kinh sách, thầy còn kể về kinh nghiệm đời tu của chính thầy nữa, những va vấp, những thành bại là bài học thực tế sống động, rất bổ ích đối với tăng sĩ trẻ.
Tôi giật mình nhận ra cả buổi sáng nay tôi chẳng thu nhận được gì cả. Tôi giật mình nhận ra sự tình là tại chính tôi. Tôi đã tự tô vẽ một ông thầy theo sự tưởng tượng của tôi để rồi phản ứng lại vị thầy trong thực tế.
Lẽ ra là nếu cảm thấy khó nghe thì càng nên chú ý lắng nghe để hiểu thấu thì tôi đã để sự phán xét lăng xăng làm chủ tâm của mình và kéo mình đi. Lẽ ra tôi phải biết là tôi may mắn được đọc sách của thầy trước cho nên hôm nay tôi có cơ hội hiểu sâu hơn khi nghe chính thầy giảng, vậy mà tôi đã để tâm phân biệt dở hay che lấp đi cơ hội của chính mình.
Mới biết dù ngày ngày kinh kệ tu tập nhưng hạt giống kiêu mạn ngu ngốc trong mình vẫn còn đó, chỉ chờ dịp xao lãng là trồi lên.
Lặng lẽ sám hối, rồi tôi tự nhủ với mình rằng trong khóa An cư này phải dồn tất cả tâm sức để học được nhiều nhất có thể.
Có thể bạn muốn xem
Hào quang một thời Con đường Tơ lụa
Tết ở làng địa ngục
Cha mẹ nên dành thời gian đọc sách cho con trước khi ngủ
Sống hiệu quả, bứt phá giới hạn
Mở ra cánh cửa đến với văn chương Hàn Quốc
Top 10 kỳ quan thiên nhiên đáng kinh ngạc nhất châu Á
Sài Gòn chuyện tập tàng – Tập Nàng Cơm
Chuyến đi bão táp
25 tác phẩm xuất sắc sẽ được vinh danh tại Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ tư