Cuốn sách đầu tay Sống như ngày mai sẽ chết của Phi Tuyết được bạn đọc, nhất là giới trẻ đón nhận với 4 lần tái bản lên tới 23.000 bản. Trong cuốn sách vừa ra mắt Tại sao chúng ta không hạnh phúc?, Phi Tuyết tiếp tục khai thác theo chủ đề trước, đồng thời dẫn dắt bạn đọc cùng bàn luận xung quanh cụm từ “hạnh phúc”.
Tác giả Phi Tuyết sinh năm 1990, là một cô gái cá tính, có nhiều lý tưởng sống dũng cảm, khác biệt với nhiều người trẻ hiện nay. Lựa chọn trở thành người truyền cảm hứng, lan truyền những giá trị tốt đẹp đến cộng đồng nên ngoài viết blog, Phi Tuyết còn dành thời gian viết sách. Cuốn sách đầu tay Sống như ngày mai sẽ chết được bạn đọc, nhất là giới trẻ đón nhận với 4 lần tái bản lên tới 23.000 bản. Trong cuốn sách vừa ra mắt Tại sao chúng ta không hạnh phúc?, Phi Tuyết tiếp tục khai thác theo chủ đề trước, đồng thời dẫn dắt bạn đọc cùng bàn luận xung quanh cụm từ “hạnh phúc”.
Cuốn sách gồm 5 chủ điểm lớn, là các vấn đề có tác động đến con người hiện nay: Câu chuyện vũ trụ học; câu chuyện về lịch sử loài người; cách mạng nông nghiệp – công nghiệp – công nghệ; chủ nghĩa tiêu dùng và câu chuyện giáo dục. Bằng những chứng cứ xác đáng, phân tích, lập luận chặt chẽ, tác giả đưa ra nhiều góc nhìn mới lạ để người đọc cùng nhìn nhận lại cuộc sống trên trái đất này.
Không chỉ đơn thuần là lý thuyết, cuốn sách còn chính là quá trình trải nghiệm, tự mình thay đổi bản thân từ nhận thức đến hành động của Phi Tuyết: Một cô gái sinh ra ở cao nguyên cà phê nhưng lại không thể yêu quý loại cây này; một cô nàng từng nghiện mua sắm và đang dần tối giản cuộc sống của mình; một sinh viên chuyên ngành marketing, một người làm công việc kinh doanh nhưng khi chứng kiến sự thật đằng sau những chiêu trò quảng cáo đã ngày càng trở nên “ghét” quảng cáo…
Chữ “không” trên bìa sách được làm mờ là một sáng tạo có dụng ý: Trong cuộc sống, chỉ cần chúng ta làm mờ chữ “không” đi, tự nhiên mình trở thành người “có”, nhìn ra được những lợi thế mà mình đang có so với việc suốt ngày chỉ nhìn thấy và tự ti với điểm yếu của mình. Nếu chỉ nhìn thấy điểm yếu, đương nhiên mình sẽ không thấy được hạnh phúc, chỉ có nhìn ra điểm mạnh bạn mới có cảm nhận về hạnh phúc. Một thay đổi nho nhỏ trong góc nhìn, tự nhiên từ một người không hạnh phúc, mình trở thành hạnh phúc.
Từ trước tới nay, hầu hết mọi người được dạy dỗ phải đi học để có thành tích tốt, ra trường có một công việc tốt, có nhà lầu xe hơi… Tất cả mọi người đều dành hết thời gian cho đi làm, kiếm tiền để mua sắm, ăn uống mà không nghĩ đến hạnh phúc là cái gì. Đó dường như là câu trả lời cho câu hỏi: Tại sao chúng ta không hạnh phúc? Hạnh phúc sẽ không đến với chúng ta khi đặt sai nền tảng. Và cuốn sách mới của Phi Tuyết giống như một gợi ý để người đọc nhìn ra được những nền tảng của mình, thấy mình đang bị kẹt ở đâu trong các nền tảng đó, để người đọc tự tìm ra cách để thay đổi mình. Không ai có thể giúp các bạn thay đổi mà chính bản thân bạn phải tự thay đổi.
theo HỒ SƠN/SGGPO
Có thể bạn muốn xem
Cuộc đại tìm kiếm: Bạn chính là cái bạn đi tìm
Chuyển đổi số trong xuất bản: Xu thế và thách thức
Tín ngưỡng lễ hội cổ truyền Việt Nam
Những câu chuyện cảm động về các liệt sĩ phi công tiêm kích
Thức tỉnh điều vô hình
Lời dạy của một nhà sư
Ra mắt hai ấn phẩm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhân dịp Quốc khánh 2-9
Tư duy hội nhập: Chìa khóa Bình an, Hạnh phúc và Thành công
Sống đơn giản cho mình thanh thản