Chúng ta đứng giữa hai cái vô hạn, vô cùng bé và vô cùng lớn, hai cột mốc hiểu biết đã thách thức con người xuyên suốt chiều dài lịch sử. Và cũng như vô hạn, cái không không ngừng xuất hiện dưới nhiều hình thức trong các lĩnh vực khác nhau của tư tưởng con người. Sự sợ hãi cái hư vô, hay chân không, thể hiện rất rõ trong tư tưởng phương Tây, mà rõ nét nhất là việc số 0, biểu hiện của cái không trong toán học, đã ra đời ở phương Đông bất chấp những tiến bộ lớn lao trong toán học phương Tây. Con người sợ chân không, tự nhiên sợ chân không, vậy chân không thật sự là gì? Nó có thật sự trống rỗng? Không gian trong vũ trụ có phải là chân không? Làm thế nào mà vũ trụ lại chuyển từ không tồn tại thành tồn tại, từ hư vô thành một cái gì đó? Vai trò của chân không trong sự ra đời của vũ trụ là gì?
Trong cuốn “Sự đầy của cái không”, tác giả Trịnh Xuân Thuận đưa độc giả đi qua lịch sử phát triển của khoa học và triết học về chân không, từ thuyết tương đối đến lý thuyết lượng tử, từ khái niệm chân không trong Đạo giáo đến các mặt đối lập bổ sung cho nhau trong Phật giáo. Đây là cuốn sách dành cho tất cả những ai muốn hiểu hơn về nguồn gốc vũ trụ, và do đó hiểu hơn về nguồn gốc của chính loài người, những sinh vật có ý thức để đặt câu hỏi về cõi hư vô đã sinh ra vũ trụ này.
Tác giả: Trịnh Xuân Thuận
Dịch giả: Phạm Văn Thiều – Phạm Việt Hưng
Nhà xuất bản: NXB Trẻ
Công ty phát hành: NXB Trẻ
Có thể bạn muốn xem
Giao lưu giới thiệu tác phẩm “Phác thảo danh trà Việt Nam” của tác giả Nguyễn Ngọc Tuấn
Nhiếp ảnh gia Nguyễn Á ra mắt sách ngợi ca lực lượng Gìn giữ hòa bình
Luận Ngữ Tân Thư
Nước Mỹ (Kẻ mất tích) – Hành trình kiếm tìm tự do của kẻ lưu vong cô độc
Chấn hưng Nhật Bản
Rau đắng biển
Đại tháp Sanchi
Tro của hoa hồng
Gia Định Là Nhớ – Sài Gòn Là Thương