Tại tòa nhà Park Avenue Armory ở New York, khu vực hội trường rất sôi động với đông đảo người hâm mộ thế giới sách đang góp phần giúp nền văn hóa sách cổ Mỹ tồn tại.
Đi thăm hội sách trong một buổi chiều mưa, phóng viên Lilah Raptopoulos của tờ Financial Times thấy rất nhiều cái tên quen thuộc: Mother Goose, Alice in Wonderland. Tại một gian hàng, một người khách tiến đến hỏi người chủ già đứng sau quầy sách: “Ông có phiền nếu tôi chụp ảnh ông không? Tôi là một người hâm mộ cuồng nhiệt”.
Bầu không khí thú vị
Đây là không khí tại hội sách cổ New York tại Park Avenue Armory, nơi được yêu thích nhất trên thế giới về thể loại này. Người đàn ông già được đề cập ở trên có tên là Justin Schiller, một trong những chuyên gia hàng đầu về sách sưu tầm dành cho trẻ em.
Ông Schiller bắt đầu sưu tập những cuốn sách Wizard of Oz cũ khi còn bé. Ở tuổi 12, ông đã cho thư viện của Đại học Columbia mượn một quyển Wizard of Oz quý hiếm mà ông tìm thấy trong một cửa hàng ở trung tâm thành phố. Điều đó đưa ông trở thành người cho mượn tác phẩm trẻ nhất trong lịch sử thư viện và giúp khởi đầu sự nghiệp với sách cũ của ông. Thậm chí một bộ phim tài liệu đình đám năm 2019 có tên The Bookellers đã đề cập về ông. Và trong đó, những người lưu giữ sách cổ được gọi là “tập hợp những kẻ bị ám ảnh, mơ mộng, lập dị nhưng giàu trí tuệ và đóng một vai trò thiết yếu trong việc bảo tồn lịch sử”.
Các cửa hàng sách cũ tại Mỹ đã biến mất trong nhiều thập kỷ. Theo thông tin từ bộ phim The Booksellers, New York những năm 1950 có 368 cửa hàng sách cũ và ngày nay con số này là khoảng 79. Nhưng cộng đồng sách cũ vẫn tiếp tục phát triển. Trên mạng Internet, các cuốn sách cổ và hiếm nhất cũng vẫn được tìm thấy. Độc giả không cần lùng sục khắp các cửa hàng bụi bặm để mua ấn bản đầu tiên của Moby-Dick bằng tiếng Pháp, hay cuốn Harry Potter and the Philosopher’s Stone còn sót lại. Trên mạng xã hội, người người mê sách cũ chia sẻ các tác phẩm đến vô tận. Và sau đó, mọi người tụ tập đông đủ tại Armory và say sưa với một luận thuyết từ thế kỷ 16 vạch trần sự tồn tại của phù thủy.
Khi di chuyển đến một gian hàng khác, Lilah Raptopoulos tới xem một tấm bản đồ cũ: Một hải đồ châu Âu được làm ở Venice vào khoảng năm 1360, ngay sau Cái chết Đen. Tất cả đều được viết tay trên da thú. Đây là một trong bốn bản đồ hiện đại hoàn chỉnh lâu đời nhất của châu Âu còn tồn tại, chứa đựng những chi tiết bí ẩn mà thế hệ hiện tại vẫn chưa hiểu hết về quá trình lập bản đồ thời kỳ đầu hiện đại. Lilah Raptopoulos nghĩ rằng tác phẩm này là vô giá và khi hỏi chủ hàng thì được biết tấm bản đồ được bán ít nhất 7,5 triệu USD.
Mọi tác phẩm tại hội chợ đều là đồ cổ với chủng loại đa dạng, từ sách, bản đồ, ảnh, áp phích, thực đơn, chữ ký. Mọi thứ được coi là bằng chứng lịch sử đều được lưu giữ và có giá trị độc nhất.
Hòa nhập cùng các giá trị văn hóa xưa cũ
Trong khi những tác phẩm mang lại giá trị cổ xưa thì không khí tại hội chợ rất sôi động. Những người bán sách ăn những chiếc bánh sandwich lớn với sốt mayonnaise nhỏ giọt trên những chiếc đĩa được đặt trên những chồng sách vô giá. Mọi người xem những bức tranh minh họa hiếm hoi của Warhol và Miró bằng tay trần, thậm chí chuyền tay nhau như những chiếc bánh quy. Một số cuốn sách cũ thậm chí còn lưu giữ “tàn dư” của kiếp trước: một mẩu bánh snack bị bỏ quên, nhét vào các nếp gấp.
Điều thú vị nhất là hội chợ luôn nhắc nhở người xem về giá trị của con người trong suốt lịch sử. Các tác phẩm cổ đều là sáng tạo của con người. Bác sĩ phẫu thuật của Ernest Shackleton có một kho lưu trữ và nó được rao bán. Leonard và Virginia Woolf đã in thủ công ấn bản The Waste Land của TS Eliot. Thậm chí còn có một bản sao của cuốn Salvador– được Didion gửi cho bác sĩ tâm lý của cô ấy vào năm 1983 kèm dòng chữ: “Dành cho Elsie. Đây là cuốn sách đầu tiên tôi hoàn thành kể từ khi tôi trở thành bệnh nhân của bạn. Nếu tôi không trở thành bệnh nhân của bạn, tôi sẽ không bao giờ viết một cuốn sách nào nữa.”
Để vào hội sách, người xem phải trả 65 USD để xem những cuốn sách đầy bụi. Không khí sôi động tại hội sách cho thấy số lượng tham gia không hề nhỏ. Cùng hệ sinh thái này, có một nền văn hóa cộng đồng đang được phát triển để lưu giữ những giá trị xưa.
nguồn: https://zingnews.vn/suc-hut-cua-hoi-cho-sach-co-new-york-post1431678.html
Có thể bạn muốn xem
Communication – Khéo ăn khéo nói khéo thành công
“Sự sống giá bao nhiêu?” của đạo diễn Vũ Thành Vinh tái bản 10.000 cuốn
Sau 1 tháng ra mắt thế giới, “Lược sử loài người bằng tranh” tập 2 có mặt tại Việt Nam
11 phương pháp cải thiện trí nhớ
Cuộc sống sau ung thư
Việt Nam mua bản quyền hồi ký Hoàng tử Harry
Thế giới khổng lồ trong cơ thể con người
Xây dựng giáo trình đào tạo ngành xuất bản
Bộ cẩm nang giúp bạn nhỏ chinh phục viết lách