Lịch sử của Hiệp định TRIPS
Hiệp định TRIPS được thiết lập với ý nghĩa là một phần của Những Thoả thuận Thương mại Đa phương trong vòng Đàm phán Uruguay trong khuôn khổ Thỏa thuận chung về Thuế quan và Thương mại (GATT). Đây là lần đầu tiên các khía cạnh thương mại của quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại quốc tế được đàm phán trong khuôn khổ của GATT.[1] Kết quả của các cuộc đàm phán đó được thể hiện trong Thỏa thuận Thiết lập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Hiệp định TRIPS là Phụ lục 1C của Thỏa thuận Thiết lập Tổ chức WTO. Hiệp định có hiệu lực bắt buộc đối với tất cả các Thành viên WTO, được thông qua tại Marrakesh ngày 15 tháng 4 năm 1994 và có hiệu lực ngày 01 tháng 01 năm 1995. Hiệp định là một trong những trụ cột quan trọng nhất của WTO và bảo hộ sở hữu trí tuệ trở thành một phần không thể tách rời trong hệ thống thương mại đa phương của WTO.
Hiệp định TRIPS:
Quyền sở hữu trí tuệ và tự do trong thương mại quốc tế
(a) Hiệp định TRIPS: Thỏa thuận đa phương toàn diện nhất về sở hữu trí tuệ cho đến nay Trong mối tương quan với các thỏa thuận quốc tế khác về sở hữu trí tuệ, Hiệp định TRIPS được coi là toàn diện nhất xuất phát từ những đặc điểm sau đây của Hiệp định:
(i) là kết quả của sự kết hợp một số công ước quốc tế ra đời trước đó;
(ii) thiết lập các tiêu chuẩn bảo hộ tối thiểu trong thời hạn cụ thể cho hầu hết các đối tượng sở hữu trí tuệ, đó là quyền tác giả và quyền liên quan, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế (bao gồm giống cây trồng), thiết kế bố trí mạch tích hợp, thông tin bí mật;
(iii) chứa đựng những quy định mở;
(iv) thiết lập những quy định thực thi quyền sở hữu trí tuệ.
Thứ nhất, Hiệp định TRIPS là kết quả của sự kết hợp những điều ước quốc tế quan trọng nhất trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Những điều ước quốc tế này là Công ước Paris, Công ước Bern, Công ước Rome, Công ước Washington. Quy định của những điều ước quốc tế này có hiệu lực bắt buộc thậm chí đối với những quốc gia chưa phê chuẩn điều ước, ngoại trừ Công ước Rome có hiệu lực bắt buộc với những nước đã là thành viên của Công ước.
Sự kết hợp của các công ước quốc tế về sở hữu trí tuệ nêu trên trong Hiệp định TRIPS được xem xét và giải thích trong khuôn khổ Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO trong các vụ US-Section 211 Appropriations Act (US-Havana Club)[2] và EC-Bananas (Điều 22.6) (Ecuador).[3] Trong vụ US-Section 211 Appropriations Act (US-Havana Club), Cơ quan phúc thẩm chỉ ra rằng các nước thành viên có nghĩa vụ bảo hộ tên thương mại theo Điều 8 Công ước Paris (1967) bởi vì quy định này đã được chuyển tải vào Điều 2 Hiệp định TRIPS.[4]
Thứ hai, Hiệp định TRIPS thiết lập các tiêu chuẩn tối thiểu đối với bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho tất cả các Thành viên WTO bất kể mức độ phát triển. Đối với mỗi đối tượng sở hữu trí tuệ, Hiệp định TRIPS thiết lập những tiêu chuẩn bảo hộ tối thiểu mà các nước thành viên phải tuân thủ. Nội dung
chính của những tiêu chuẩn này là đối tượng được bảo hộ, đối tượng không được bảo hộ, quyền (bao gồm thời hạn bảo hộ tối thiểu), những trường hợp ngoại lệ của những tiêu chuẩn bảo hộ tối thiểu. Những tiêu chuẩn này được thể hiện trong Hiệp định TRIPS dưới hai dạng. Trước hết, Hiệp định TRIPS đòi hỏi các Thành viên WTO tuân thủ những quy định cơ bản, quan trọng của Công ước Paris và Công ước Berne đã được chuyển tải vào Hiệp định TRIPS. Hơn nữa, Hiệp định TRIPS quy định thêm một số nghĩa vụ cho các Thành viên WTO mà những nghĩa vụ này không quy định trong Công ước Paris và Công ước Berne. Các Thành viên WTO có nghĩa vụ tuân thủ và áp dụng các tiêu
chuẩn bảo hộ do Hiệp định TRIPS thiết lập. Đối với những vấn đề Hiệp định TRIPS đã thiết lập tiêu chuẩn tổi thiểu, các nước thành viên không thể áp dụng tiêu chuẩn bảo hộ ở mức độ thấp hơn mức độ do Hiệp định TRIPS thiết lập. Đồng thời, các Thành viên không có nghĩa vụ cung cấp mức độ bảo hộ cao hơn. “Thực tế là Hiệp định đã thiết lập cái mà các Thành viên cho là nguyên tắc và tiêu chuẩn “thích hợp” trong lĩnh vực này.”[5]
Hiệp định TRIPS không có quy chế đặc biệt nào cho các nước đang phát triển và các nước kém phát triển, ngoại trừ các quy định về giai đoạn chuyển đổi từ Điều 65 đến Điều 67.[6]
Những tiêu chuẩn bảo hộ tối thiểu được thiết lập trong Hiệp định TRIPS loại bỏ sự không đối xứng mà nguyên tắc đối xử quốc gia được quy định tại Điều 2(1) Công ước Paris tạo ra.[7] Cụ thể, theo Điều 2(1) Công ước Paris, trong trường hợp Công ước Paris không thiết lập các tiêu chuẩn bảo hộ tối thiểu, các nước thành viên của Liên minh được tự do dành sự bảo hộ cho công dân của các nước thành viên khác mà không dành cho công dân của nước mình. Sự tự do này làm phát sinh những khác biệt về mức độ bảo hộ giữa các nước thành viên của Liên minh và đôi khi sự khác biệt được coi là không tương xứng.[8] Thứ ba, Hiệp định TRIPS trao cho các Thành viên WTO quyền tự quyết nhất định. Bên cạnh những tiêu chuẩn bảo hộ tối thiểu, Hiệp định TRIPS dành quyền tự quyết cho các Thành viên trong một số vấn đề nhằm giúp các nước
thiết lập tiêu chuẩn quốc gia về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ theo chính sách của các nước này trên cơ sở các quy định tuỳ nghi (trong tiếng Anh là flexible provisions).
Theo giải thích của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), các quy định tuỳ nghi là những cách thức khác nhau mà thông qua đó các nghĩa vụ do Hiệp định TRIPS thiết lập được chuyển tải vào pháp luật quốc gia sao cho phù hợp với lợi ích quốc gia nhưng vẫn tương thích với các quy định và nguyên tắc của Hiệp định TRIPS.[9]
Từ “tuỳ nghi” được sử dụng nhấn mạnh trong đoạn 6 Lời nói đầu của Hiệp định TRIPS và ý nghĩa của từ này được tìm thấy trong nhiều quy định của Hiệp định TRIPS. Những quy định tuỳ nghi của Hiệp định TRIPS được chia thành bốn nhóm.[10]
Thứ nhất, những quy định tuỳ nghi tại đoạn 6 Lời nói đầu về giai đoạn chuyển đổi.
Thứ hai, những quy định tuỳ nghi tại Điều 1.1 về cách thức thi hành các nghĩa vụ trong Hiệp định TRIPS.
Thứ ba, những quy định tuỳ nghi tại các Điều 6, 8.1, 17, 18, 20, 23.4, 23.5, 23.9, 24.8, 26.2, 26.3, 30, 31, 33, 37, 38 về tiêu chuẩn bảo hộ. Các quy định tuỳ nghi tại Điều 41.5 về vấn đề thực thi.[11]
Cuối cùng, lần đầu tiên Hiệp định TRIPS thiết lập một cơ chế thực thi quyền sở hữu trí tuệ hiệu quả.
Một trong những khác biệt lớn nhất giữa Hiệp định TRIPS và các điều ước quốc tế đa phương về sở hữu trí tuệ được ban hành trước Hiệp định là: Hiệp định bao gồm các quy định chi tiết hơn nhằm đảm bảo thực thi những cam kết của Hiệp định.
Những tranh chấp sở hữu trí tuệ thuộc phạm vi điều chỉnh của Hiệp định TRIPS có thể được giải quyết bằng nhiều biện pháp khác nhau như dân sự, hành chính, biện pháp tạm thời, biện pháp kiểm soát biên giới và biện pháp hình sự.[12]
Những tranh chấp phát sinh thuộc phạm vi điều chỉnh của Hiệp định TRIPS được giải quyết theo thủ tục giải quyết tranh chấp của WTO. Tức là, về nguyên tắc, các nguyên tắc của WTO được quy định trong GATT cũng như cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO được áp dụng. Với những đổi mới vừa nêu trên, cho đến nay, Hiệp định TRIPS được đánh giá là thoả thuận đa phương về sở hữu trí tuệ toàn diện nhất.[13]
“[Hiệp định] là sự củng cố có ý nghĩa quan trọng nhất đối với những tiêu chuẩn toàn cầu trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ.”[14]
(b) Hiệp định TRIPS:
Mục tiêu cơ bản nhất là thúc đẩy tự do trong thương mại quốc tế Phù hợp với mục tiêu của WTO, mục tiêu của Hiệp định TRIPS là thúc đẩy tự do trong thương mại quốc tế bằng cách bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, đồng thời ngăn chặn các quốc gia thành viên sử dụng quyền sở hữu trí tuệ như những rào cản trong thương mại.[15]
“Một trong những hiểu lầm phổ biến nhất về Hiệp định TRIPS là mục tiêu chính của Hiệp định là đề cao bảo hộ sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, điều này không đúng. Mục tiêu chính – nếu không phải là mục tiêu duy nhất – của Hiệp định TRIPS cũng như mục tiêu của toàn bộ Thỏa thuận Thiết lập WTO là thúc đẩy tự do trong thương mại.”[16]
Như đã nhấn mạnh trong Lời nói đầu của Hiệp định TRIPS, mục tiêu cơ bản đầu tiên của Hiệp định là “giảm sự những lệch lạc và trở ngại trong thương mại quốc tế…và bảo đảm rằng các biện pháp và thủ tục thực thi quyền sở hữu trí tuệ không tự chúng tạo thành những rào cản cho thương mại hợp pháp.”[17]
Mục tiêu này nên được đặt trong mối quan hệ với Điều 7 và Điều 8 của Hiệp định TRIPS.
Theo đó, bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ phải góp phần thúc đẩy đổi mới công nghệ, chuyển giao và phổ biến công nghệ, đem lại lợi ích chung cho người tạo ra và người sử dụng kiến thức công nghệ, đem lại lợi ích xã hội và lợi ích kinh tế, tạo ra sự cân bằng giữa quyền và nghĩa vụ (Điều 7).
Các Thành viên WTO được phép áp dụng các biện pháp bảo vệ sức khỏe cộng đồng cũng như những lợi ích công cộng khác và được ngăn chặn lạm dụng quyền sở hữu trí tuệ hoặc những hành vi cản trở thương mại bất hợp lý hoặc ảnh hưởng xấu đến chuyển giao công nghệ quốc tế (Điều 8).
Bên cạnh Lời nói đầu, nhiều quy định của Hiệp định TRIPS cũng thể hiện mục tiêu thúc đẩy tự do trong thương mại. Chẳng hạn, đó là những quy định về thực thi quyền sở hữu trí tuệ. Các biện pháp và thủ tục thực thi quyền sở hữu trí tuệ được cho là tự chúng trở thành những rào cản trong thương mại quốc tế khi được sử dụng không thích đáng.
Do đó, Hiệp định TRIPS yêu cầu các Thành viên WTO áp dụng các biện pháp thực thi “sao cho tránh tạo ra những rào cản cho thương mại hợp pháp” theo quy định tại Điều 41.
Các Điều 48, 50.3, 50.7 và 56 là những ví dụ khác về các quy định nhằm ngăn chặn và xử lý việc lạm dụng các biện pháp thực thi của chủ thể nắm giữ quyền (hoặc người được cho là chủ thể nắm giữ quyền) có thể cản trở thương mại quốc tế hợp pháp.[18]
Các nguyên tắc của Hiệp định TRIPS
Tương tự như các thoả thuận khác thuộc WTO như GATT và GATS, Hiệp định TRIPS được thiết lập dựa trên ba nguyên tắc.
Đó là nguyên tắc đối xử quốc gia, nguyên tắc đối xử tối huệ quốc, nguyên tắc minh bạch.[19]
Các vấn đề liên quan đến khả năng đạt được, phạm vi, sử dụng và thực thi quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại trong Hiệp định TRIPS là đối tượng của hai nguyên tắc đầu tiên.[20]
Nguyên tắc thứ ba nhằm duy trì tính công khai, ổn định, dự báo của pháp luật sở hữu trí tuệ.
(a) Nguyên tắc đối xử quốc gia
Nguyên tắc đối xử quốc gia được quy định lần đầu tiên trong Công ước Paris (Điều 2). Tuy nhiên, hoạt động của nguyên tắc này theo Công ước Paris làm phát sinh những khác biệt về mức độ bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp giữa các nước thành viên của Liên minh và hệ quả là tạo ra những rào cản cho xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ mang đối tượng sở hữu trí tuệ được bảo hộ. Do đó, các nước thành viên ở vòng đàm phán Uruguay đã nhất trí thiết lập một công thức mới cho nguyên tắc đối xử quốc gia tại Điều 3 Hiệp định TRIPS.
Nguyên tắc đối xử quốc gia trong Hiệp định TRIPS được bộ phận giải quyết tranh chấp của WTO xem xét và giải thích kỹ lưỡng. Chẳng hạn, nguyên tắc này đã được hiểu trong một số vụ việc sau đây:
European Communities-Protection of Trademark and Geographical Indications for Agricultural Products and Foodstuffs, complaint by the US; European Communities-Protection of Trademark and Geographical Indications for Agricultural Products and Foodstuffs, complaint by Australia; Indonesia-Autos; and US-Section 211 Appropriations Act (US-Havana Club).[21]
Theo đó, không còn tồn tại sự bảo hộ mà một nước thành viên dành cho công dân của các nước thành viên khác không giống với sự bảo hộ dành cho công dân của mình (như quy định trong Công ước Paris); Hiệp định TRIPS đòi hỏi mỗi nước thành viên WTO dành sự bảo hộ cho công dân các nước thành viên khác “không kém thiện chí hơn” sự bảo hộ dành cho công dân của mình. Nói cách khác, bất kể mức độ bảo hộ một nước thành viên dành cho công dân của mình, nước này buộc phải áp dụng tiêu chuẩn bảo hộ tối thiểu do Hiệp định TRIPS thiết lập cho công dân của các nước thành viên khác. Nếu mức độ bảo hộ của nước thành viên đó thấp hơn hoặc ngang bằng với mức độ bảo hộ do Hiệp định TRIPS thiết lập, nước thành viên đó có thể giới hạn mức độ bảo hộ
cho công dân của các nước thành viên theo tiêu chuẩn bảo hộ của Hiệp định
TRIPS.
Nếu mức độ bảo hộ của nước thành viên đó cao hơn mức độ bảo hộ do Hiệp định TRIPS thiết lập, nước thành viên đó phải dành mức độ bảo hộ cao tương tự cho công dân của các nước thành viên khác.[22]
(b) Nguyên tắc đối xử tối huệ quốc
Nguyên tắc đối xử tối huệ quốc được quy định tại Điều 4 Hiệp định TRIPS. Nguyên tắc này không được đề cập trong những công ước về sở hữu trí tuệ được thiết lập trước Hiệp định TRIPS nhưng được quy định trong các thoả thuận khác của WTO như GATT (Điều I) và GATS (Điều 2).
Trong khi nguyên tắc đối xử quốc gia cấm một nước thành viên phân biệt đối xử giữa công dân của mình và công dân của các nước thành viên khác, nguyên tắc đối xử tối huệ quốc cấm một nước thành viên phân biệt đối xử giữa công dân của hai nước thành viên khác. Đối với bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, Điều 4 Hiệp định TRIPS đòi hòi các nước thành viên của WTO dành sự bảo hộ “lập tức và vô điều kiện” “ưu tiên, chiếu cố, đặc quyền hoặc miễn trừ” cho “công dân của bất kỳ nước nào khác” (bao gồm cả công dân của nước không phải là thành viên của WTO) như sự bảo hộ dành cho công dân của mình. Nguyên tắc đối xử tối huệ quốc được hiểu trong một số vụ việc sau đây: European Communities-Protection of Trademark and Geographical Indications for Agricultural Products and Foodstuffs (khiếu kiện của
Hoa Kỳ); US-Section 211 Appropriations Act (US-Havana Club).[23]
(c) Nguyên tắc minh bạch
Nguyên tắc minh bạch được biết đến lần đầu tiên trong Điều X GATT năm 1947. Trong Hiệp định TRIPS, nguyên tắc này được quy định tại Điều 63.
Điều 63 yêu cầu các nước thành viên của WTO công bố các nguyên tắc liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ.
Theo Điều 63(1), các nguyên tắc liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ bao gồm các luật, quy định, quyết định xét xử cuối cùng, quyết định hành chính, thoả ước giữa chính phủ của nước thành viên hoặc cơ quan chính phủ với chính phủ hoặc cơ quan chính phủ của nước thành viên khác. Nghĩa vụ công bố
này được thực hiện thông qua ba phương thức, đó là công bố chính thức (Điều
63(1)), thông báo cho Hội đồng TRIPS (Điều 63(2)), yêu cầu nước thành viên khác cung cấp thông tin và cho phép tiếp cận thông tin (Điều 63(3)). Mục đích của nguyên tắc minh bạch là “giúp cho chính phủ và các chủ thể khác được thông báo về khả năng thay đổi của pháp luật sở hữu trí tuệ của nước thành viên nhằm góp phần đảm bảo môi trường pháp lý ổn định và có thể dự báo được.”[24]
Cần lưu ý rằng Hiệp định TRIPS cũng quy định một số ngoại lệ đối với ba nguyên tắc trên đây.
Ngoại lệ cho đối với nguyên tắc đối xử quốc giađược quy định tại Điều 3(2); ngoại lệ đối với nguyên tắc đối xử tối huệ quốc được quy định tại Điều 4(a), (b), (c), (d); ngoại lệ đối với nguyên tắc minh bạch được quy định tại Điều 63(4).[25][1] WIPO, WIPO Intellectual Property Handbook: Policy, Law and Use, WIPO Publication No. 489 (2004), tr. 345, <http://www.wipo.int/about-ip/en/iprm/>; Nuno Pires de Carvalho, The TRIPs Regime of Trademarks and Designs, Kluwer Law International (2006), tr.36.
[2] WTO, the Panel Report, United States-Section 211 Omnibus Appropriations Acts of 1988 (US-Havana Club), WT/DS176/R, circulated on 6
August 2001.
[3] WTO, the Arbitrators, EC-Bananas (Article 22.6) (Ecuador), T/DS27/ARB/ECU, circulated on 24 March 2000.
[4] WTO, the Panel Report, United States-Section 211 Omnibus Appropriation Acts of 1988 (US- Havana Club), WT/DS176/R, circulated on 6
August 2001, các đoạn 336, 337, 341.
[5] Carlos M. Correa, Trade-Related Aspects of IPRs – A Commentary on the TRIPs Agreement, Oxford University Press (2007), tr. 8.
[6] Ngân hàng thế giới chỉ trích rằng: “một cỡ không thể vừa với tất cả”. Xem: World Bank, Global Economic Prospects and the Developing Countries, Washington DC, 2001, tr. 129.
[7] Điều 2(1) Công ước Paris
hưởng đến các quyền được
[8] WIPO, Patent Related Flexibilities in the Multilateral Legal Framework and Their Legislative Implementation at the National and Regional Levels CDIP/5/4, Committee on Development and IP, Fifth Session, Geneva, 26-30
[9] WIPO, Patent Related Flexibilities in the Multilateral Legal Framework and Their Legislative Implementation at the National and Regional Levels CDIP/5/4, Committee on Development and IP, Fifth Session, Geneva, 26-30 April 2010, đoạn 34, <http://www.wipo.int/meetings/en/doc_details.jsp?doc_id=131629>.
[10] Nuno Pires de Carvalho, WIPO Seminar for Certain Asia Countries on Flexible
[11] Theo WIPO, có thể phân loại các điều khoản tuỳ
sử dụng và thực
[12] Xem Điều 41 đến Điều 61 Hiệp định TRIPS. [13] Về vai trò của Hiệp định TRIPS,
<http://www.wto.org/english/tratop_e/trips_e/intel2_e.htm>.
[14] Keith E.Maskus, IPRs in the Global Economy, Institute for International Economics, Washington, DC (2000), tr. 16.
[15] Lời nói đầu của Hiệp định TRIPS.
[16] Nuno Pires de Carvalho, The TRIPs Regime of Trademarks and Designs, Kluwer Law International (2006), tr. 47.
[17] Đoạn đầu tiên
[18] Nuno Pires de Carvalho, The TRIPs Regime of Trademarks and Designs, Kluwer Law International (2006), tr. 44. [19] Điều 3, Điều 4, Điều 63 Hiệp định TRIPS; Điều III, Điều I, Điều X GATT; Điều 17, Điều 2, Điều 3 GATS.
[20] Xem: chú thích 3 của Hiệp định TRIPS; Daniel Gervais, The TRIPS Agreement: Drafting History and Analysis, Sweet and Maxwell, 1998,
tr. 45-59; UNCTAD-ICTSD Project on IPRs and Sustainable Development, Resource Book on TRIPS and Development, Cambridge University Press (2005), tr. 61-91.
[21] WTO, European Communities-Protection of Trademark and Geographical Indications for Agricultural Products and Foodstuffs (khiếu kiện của Hoa Kỳ), WT/DS174/R, 15 March 2005 and WT/DS174/23, 25 April 2005; WTO, European Communities-Protection of Trademark and Geographical Indications for Agricultural Products and Foodstuff (khiệu kiện của Australia), WT/DS290/R, 15 March 2005 and WT/DS290/21, 25 April 2005; WTO, the Panel Report, Indonesia-Autos, WT/DS54/R, WT/DS55R/, WT/DS59/R, WT/DS64/R, circulated on 2 July 1998; WTO, the Panel Report, United States-Section 211 Omnibus Appropriations Acts of 1988 (US- Havana Club), WT/DS176/R, circulated on 6 August 2001. [22] WTO, Principles of
[23] WTO, European Communities-Protection of Trademark
TheoTs. Nguyễn Như QuỳnhPhó Chánh thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ
Có thể bạn muốn xem
Dùng AI để truy tìm nguồn gốc tác phẩm
Bài học Phần Lan 3.0
Lính cứu hỏa – Truyện ngắn của Võ Thị Xuân Hà
Nếu bị đuổi việc, hãy chia sẻ trên Facebook
‘Đôi điều cần suy ngẫm’ của Krishnamurti nằm trong 100 cuốn sách hay nhất thế kỷ 20 vừa được xuất bản ở Việt Nam
Những quy luật mới của bán hàng và dịch vụ
Triển lãm sách kỷ niệm 200 năm của NXB HarperCollins
Tóm gọn tác phẩm kinh điển trong… ba bức tranh
Làm thế nào để chiến thắng đại dịch?