Những vấn đề liên quan đến Trung Đông, tới Israel, Liban, Syria… luôn nhận được sự quan tâm theo dõi của cộng đồng quốc tế. Họ rất muốn tìm hiểu sự thực về sự phát triển thần kỳ của Israel, hay các xung đột chính trị ngoại giao ở Liban, Syria, hay quyền lực của các nhà nước Arab giàu có, hay lịch sử lâu đời và đẫm màu sắc tôn giáo của vùng đất này, hay vai trò của Mỹ, Châu Âu với Trung Đông… Cuốn sách rất dày này của Thomas Friedman đã đề cập đến gần như tất cả những vấn đề đó.

Từ Beirut đến Jerusalem tập trung xoay quanh những xung đột gay gắt ở khu vực Trung Đông, được chia làm hai phần: Beirut và Jerusalem.

– Phần thứ nhất: Beirut, Friedman đã tái hiện một cách sống động về cuộc nội chiến của người dân Liban. Từ lịch sử cuộc nội chiến, những xung đột nội bộ gay gắt đến chi tiết nước Mỹ nhảy vào cuộc chiến này bằng cách nào và diễn biến ra sao đều được ống kính phóng viên của ông thu trọn.

– Phần thứ hai: Jerusalem, người đọc bắt gặp bức tranh thu nhỏ nền văn hóa của người Do Thái và nguồn gốc của người Israel. Từ đó, tác giả đi sâu phân tích lịch sử và diễn biến của cuộc xung đột giữa người Palestine và người Israel.

Với giọng văn sắc sảo, trong sáng, Từ Beirut đến Jerusalem đã chạm sâu hơn vào lịch sử đau thương và vô cùng phức tạp của cuộc xung đột ở khu vực Trung Đông. Cuốn sách khiến độc giả trải nghiệm hết những cung bậc cảm xúc, từ những đau đớn tột cùng đến những nụ cười sảng khoái. Một cuốn sách không thể bỏ qua đối với bất cứ ai đang tìm kiếm cái nhìn sâu hơn về những nguyên nhân chính trị và những ảnh hưởng tâm lý của cuộc xung đột đa sắc tộc đã bủa vây khu vực chưa bao giờ chấm dứt tiếng súng này.

 

Thomas Loren Friedman sinh ngày 20/6/1953, tốt nghiệp cử nhân ngành Địa Trung Hải học ở đại học Brandeis University vào năm 1975. Năm 1978, ông nhận bằng Thạc sĩ ngành Trung Đông hiện đại ở đại học Oxford. Friedman trở thành phóng viên của tờ New York Times từ năm 1981 và đã nhận 3 giải Pulitzer – 2 lần cho mảng Phóng Sự quốc tế “International Reporting” (1983, 1988) và 1 lần cho mảng Bình luận “Commentary” (2002). Kể từ năm 2004, ông là thành viên của Hội Đồng Giải Thưởng Pulitzer.

Trong lĩnh vực viết sách, Friedman cũng nhận được nhiều giải thưởng uy tín như: Giải thưởng Sách quốc gia năm 1989 cho cuốn Từ Beirut đến Jerusalem (tựa gốc: From Beirut to Jerusalem); Giải sách hay nhất về chính sách đối ngoại của Overseas Press Club vào năm 2000 cho cuốn Chiếc Lexus và cây Olive; Giải Sách kinh doanh của năm 2007 của Goldman Sachs/Financial Times cho cuốn Thế giới phẳng (tựa gốc: The World is Flat: A brief history of the Twenty – first century), và quyển Nóng, Phẳng, Chật