Cách đây vài năm, Juli Zeh là khách mời của Viện Goethe với tư cách là người nhận học bổng chương trình lưu trú văn sĩ. Cô đã tận dụng khóa lưu trú nhiều tuần này để du hành khắp Việt Nam và viết một cuốn du ký mà bạn đang cầm trên tay. Khi đọc những ghi chép của Juli Zeh, ta không thể không cảm nhận rằng đang xem một bức tranh đặc trưng của người Đức về Việt Nam, được tác giả phác họa trong ít trang sách.
Cuốn sách chính là những ấn tượng về đất nước về con người tại một miền đất xa lạ với nhiều thứ mới mẻ. Lần đầu tiên người phụ nữ này đặt chân tới.
Với ba tuần trải nghiệm tại một vùng đất mới với bao nhiêu điều vừa lạ lẫm, vừa độc đáo, đôi khi trái ngược hoàn toàn với những suy nghĩ của tác giả, nhưng giống như những thước phim hiện ra và lưu dấu những ấn tượng thú vị trong tâm trí của chị.
Những điều lần đầu tiên được gặp, những ấn tượng lần đầu tiên được cảm nhận, những bỡ ngỡ lần đầu tiên chạm đến. Nhiều cái đầu tiên này được ghi lại dường như không hướng đến công chúng, nó những một cột mốc đánh dấu lại khoảng thời gian thú vị khó phai, như một dòng nhật ký lưu lại một khoảnh khắc lần đầu tiên đầy bẽn lẽn trong cuộc đời của một người con gái.
Nhà văn tự coi mình như một con chó nhỏ chơi cuộn len: nó tò mò, săm soi, háo hứ lăn cuộc len ra xa, rồi kéo lại gần, tung lên, dằn xuống, nhay, đẩy, … để tìm kiếm điều bí mật trong đó.
Cuộn len đó chẳng đâu xa lạ, mà chính là dải đất hình chữ S đầy thân thương Việt Nam của chúng ta, còn con chó nhỏ chính là nữ tác giả người trải nghiệm Juli Zeh.
Còn cuốn sách này chính là hành trình khám phá cuộn len của chính con chó nhỏ đó.
Có thể bạn muốn xem
Sách giả ngày càng bùng phát mạnh mẽ và tinh vi khó lường
Khám phá xứ sở mù sương với “Sa Pa giữa trời mây trắng”
Triết học và vấn đề xã hội – Bìa cứng
Ngành xuất bản ở Mỹ đứng vững trong đại dịch nhờ phát hành trực tuyến
Tại sao Lí thuyết dây
Hiệu sách Đông Nam Á ở Đài Loan
Richard Robinson đoạt giải Thành tựu trọn đời của Quỹ Sách Quốc gia Mĩ
Dịch giả Trần Tiễn Cao Đăng: Luôn cảm thấy mình “sinh ra để làm nhà văn”
Chuyện hài hước về nguồn gốc cái tên “sầu riêng” ở xứ ta