Vẫn mang giọng văn hài hước và kỹ thuật thắt mở nút gây kịch tính nhà nghề, “Bà ngoại tôi gửi lời xin lỗi” của cùng tác giả cuốn “Người đàn ông mang tên Ove” chứa đựng mạch cảm xúc lạ thường về những mối quan hệ nhân quả của con người trong thế giới hiện đại.
Có gì cổ xưa và quen thuộc như chuyện về một người bà ngoại? Người bà có rất nhiều câu chuyện để kể lại, và để đánh dấu chúng, dường như cần những mùi hương khác nhau. Cô bé bảy tuổi Elsa đã có bà ngoại, người chuyên kể những câu chuyện tưởng tượng cho cô, nhưng toàn là những câu chuyện liên quan đến những ký ức kỳ lạ của chính bà, một người phụ nữ lạ thường. Người ta sẽ gọi bà ngoại của Elsa là lập dị hay điên khùng, nhưng với Elsa, bà là một siêu anh hùng.
Ai đã chứng kiến những hành vi kỳ quặc của bà ngoại họ rằng bà đã tán tỉnh cảnh sát, lái xe phạm luật, bắn súng sơn từ ban công trêu hàng xóm, thì Elsa đã hào hứng làm cổ động viên vì cô bé tìm thấy ở bà một người bạn để chia sẻ những điều thắc mắc của trẻ con. Tuy nhiên, ẩn dưới cái vỏ của những câu chuyện đầy màu sắc cổ tích, những hiệp sĩ, công chúa, những con rồng hay xứ sở mộng mơ mang những cái tên ám chỉ, lại là những con người thật, người đàn ông khỏe kỳ dị được gọi là Tim Sói, một con thú bí ẩn linh sói, một bà hàng xóm khó tính, một người đàn ông cục cằn khó gần, rồi ngay chính người mẹ hay căng thẳng cùng người bố trầm tính của Elsa… Họ đều là những nhân vật của cuộc đời bà ngoại, người đã phiêu lưu khắp nơi, để rồi lần lượt hé lộ câu chuyện kỳ lạ nhất về bà. Thông qua những lá thư bí ẩn chứa lời xin lỗi của bà, Elsa bắt đầu hành trình đi tìm sự thật, nghẹt thở và ma mị…
Có thể bạn muốn xem
Sôi nổi cộng đồng đọc sách trên mạng
Lịch Sử Vú
Của cải của các quốc gia và lí thuyết về cảm nhận đạo đức rút gọn
Có một “tuyến đầu” của nhà văn thành phố
Tác phẩm “Mắt biếc” của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh tiếp tục được tái bản
Đường Sách TPHCM đón gần 4.000 người trong 10 ngày đầu mở cửa
Kiềm chế… thơ và cái bàn phím thời chống dịch
Hướng dẫn bài bản quảng cáo Google Adwords
Nhật Ký Phi Công Tiêm Kích