Bầy cừu xuất chúng đưa ra cái nhìn sắc sảo về một “dây chuyền” áp lực cao, bắt đầu từ các bậc phụ huynh và chuyên gia tư vấn giáo dục, những người luôn đòi hỏi điểm số hoàn hảo và đỉnh cao là áp dụng những phương pháp lệch lạc. Tác giả William khẳng định rằng điều then chốt ở đây là khi học đại học, sinh viên được tự khám phá bản thân, thiết lập những giá trị và cách thức đi tới thành công cho riêng mình, từ đó tiến bước trên con đường đã chọn. Cuốn sách đã phơi bày những lỗ hổng của hệ thống giáo dục và đưa ra các giải pháp để sửa chữa chúng.

Về nội dung cuốn sách gồm bốn phần. Tác giả bắt đầu cuốn sách bằng cách thảo luận về chính hệ thống giáo dục tinh hoa (có nghĩa là nói về những ngôi trường, học viện danh giá như Harvard, Stanford hay Williams cũng như các trường trong phạm vi rộng lớn, tính đến cả những ngôi người hạng hai) – một hệ thống, nói ngắn gọn, đã buộc bạn phải lựa chọn giữa việc học tập và thành công. Giáo dục là cách mà một xã hội thể hiện rõ nhất các giá trị: cách mà xã hội lưu truyền các giá trị của mình. Qua việc thường xuyên phê phán kiểu con trẻ đến các trường chuyên lớp chọn, tác giả nhắm vào người lớn, những người đã khiến bọn trẻ trở nên như vậy – nghĩa là, phê phán phần lớn chúng ta.

Phần 2 nói về những việc mà sinh viên, với tư cách cá nhân, có thể làm để cứu chính họ ra khỏi hệ thống này: mục đích của việc học đại học là gì, làm sao để tìm được một lối đi khác trên đường đời, một người lãnh đạo thực sự có nghĩa là như thế nào.

Phần 3 mở rộng thêm lập luận này, bàn luận chi tiết về mục đích của một nền giáo dục tự do, giá trị nhân văn, về nhu cầu cần có các giáo viên tận tụy và những phòng học nhỏ. Mục đích không phải là nói với các bạn trẻ nên học trường nào, mà chia sẻ với họ tại sao phải học.

Phần 4 quay trở lại câu hỏi mang tính xã hội lớn hơn. Hệ thống này có trách nhiệm trong việc tạo ra tầng lớp lãnh đạo, hay còn gọi là giới tài năng – những người điều hành các tổ chức, Chính phủ, và tập đoàn của chúng ta. Vậy điều này diễn ra như thế nào? Cho đến lúc này, rõ ràng nó diễn ra không xuất sắc gì cho lắm. Sau rốt, điều chúng ta làm với con cái cũng chính là điều chúng ta làm với bản thân mình. Nền giáo dục tinh hoa này đã tồn tại quá lâu và đã đến lúc chúng ta cần cân nhắc lại, cải cách, và đảo ngược toàn bộ cơ cấu của nó.

Mục lục:

Phần 1: CỪU
Sinh viên
Lịch sử
Đào tạo
Các trường đại học

Phần 2: BẢN THỂ
Học đại học để làm gì?
Tạo ra cuộc đời bạn
Lãnh đạo

Phần 3: CÁC NGÀNH HỌC
Đại bách khoa thư
Những người dẫn đường
Nấc thang leo lên thứ hạng

Phần 4: XÃ HỘI
Chào mừng bạn nhập hội
Sự vượt lên chính mình của chế độ trọng nhân tài kiểu kế truyền

Thông tin tác giả:

William Deresiewicz là giảng viên Anh văn tại Đại học Yale trong 10 năm. Bài luận “The Disadvantages of an Elite Education” (tạm dịch: Những bất cập của một nền giáo dục tinh hoa) của ông đã được hơn một triệu lượt đọc trực tuyến. Ngoài việc thường diễn thuyết ở các trường đại học, ông còn là nhà phê bình văn hóa nổi tiếng có bài viết xuất hiện trên New York Times, The Atlantic, The Nation, The New Republic và nhiều ấn phẩm danh tiếng khác.

Tác giả: William Deresiewicz
Dịch giả: Quế Chi
Nhà xuất bản: NXB Thế giới
Công ty phát hành: Thái Hà