Bộ tiểu thuyết 18 tập về văn học thiếu nhi của nhà văn Vũ Hùng là một trong bốn tác phẩm được trao tặng giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 2017.
Bộ tiểu thuyết 18 tập về văn học thiếu nhi của nhà văn Vũ Hùng là một trong bốn tác phẩm được trao tặng giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 2017. Đây là thông báo của Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Hội Nhà văn, Việt Nam khóa IX (nhiệm kỳ 2015-2020).
Bộ tiểu thuyết về văn học của nhà văn Vũ Hùng được trao giải có nhiều tác phẩm được coi là kinh điển của văn học thiếu nhi Việt Nam như: Mùa săn trên núi, Giữ lấy bầu mật, Sống giữa bầy voi, Chú ngựa đồng cỏ, Những kẻ lưu lạc, Con voi xa đàn…
Nhà văn Vũ Hùng từng chia sẻ, chính những cuộc hành quân dài, vất vả trong đời lính đã mang lại cho ông nhiều khám phá về thiên nhiên, đất nước, về phong tục tập quán của các dân tộc Việt- Lào anh em bao đời từng chung sống trên một dải Trường Sơn…
Nhận xét về các tác phẩm của nhà văn Vũ Hùng, nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn từng viết: “Trong các tác phẩm của Vũ Hùng, bạn đọc sẽ gặp một thứ thiên nhiên muông thú cây cỏ khác. Thiên nhiên trong văn Vũ Hùng có một vẻ đẹp nam tính, khỏe mạnh. Tiếp xúc với một thiên nhiên như vậy, con người ban đầu có thể hoảng sợ, nhưng khi đã hiểu, đã gắn bó rồi, lại thấy như có thêm sức mạnh và muốn vươn lên sống ngang tầm với thiên nhiên đó… Trong cách miêu tả của Vũ Hùng, mỗi loài sinh ra như có cái lý riêng và bổ sung cho thiên nhiên. Cũng như thiên nhiên, chúng gần gũi với con người. Các loài lớn như voi như hổ không hề phung phí sức lực để khoe khoang và làm hại các loài khác. Còn các loại thú nhỏ và ít khả năng tự vệ như một loài chim, mấy anh em nhà hươu thì lại khôn ngoan, biết điều và biết tìm ra một không gian sống của riêng mình”.
Cùng với bộ tiểu thuyết của Vũ Hùng, Giải thưởng Hội Nhà văn 2017 cũng được trao cho Bóng người trong bóng núi, tập tiểu luận phê bình của nhà thơ, nhà lý luận phê bình Lê Thành Nghị; Cách tân nghệ thuật văn học phương Tây, tập lý luận phê bình của nhà nghiên cứu lý luận phê bình Phùng Văn Tửu; Khổ vì trí tuệ, kịch thơ của Aleksandr Griboedov, bản dịch của dịch giả Lê Đức Mẫn
MAI AN/SGGPO
Có thể bạn muốn xem
Cùng John Maxwell Thành Công
Tôn vinh sự giàu đẹp của tiếng Việt và chữ Quốc ngữ
Khảo cổ học Đồng bằng sông Mê Kông – Tập II: Văn minh vật chất Óc Eo
Sóng ở đáy sông
ĐỪNG KHÓC NHÉ THÁNG HAI
15 thủ thuật dùng Facebook
Du hành vào thế giới giấc mơ trẻ thơ
Chính Thể Đại Diện
Mây trong đáy cốc