Câu chuyện đời tôi (The Story of My Life) là cuốn hồi ký của Helen Keller (1880-1968), nữ văn sĩ, nhà hoạt động xã hội, diễn giả người Mỹ. Bà chính là người khiếm thị và khiếm thính đầu tiên của nước Mỹ đạt được học vị Cử nhân Nghệ thuật. Theo chia sẻ của dịch giả Nguyễn Thành Nhân, trong quá trình đi tìm những tác phẩm hay, có giá trị, nhưng chưa được dịch ở Việt Nam, ông tình cờ bắt gặp một tác phẩm tưởng đã chìm vào lớp bụi lãng quên, đó chính là Câu chuyện đời tôi – The Story of My Life của Helen Keller.
Bìa cuốn sách Câu chuyện đời tôi của tác giả Helen Keller“Đọc qua vài chương, tôi mới giật mình nhận ra mình còn quá nhiều điều chưa biết. Helen Keller là một con người vĩ đại, càng vĩ đại hơn nữa khi bà là một người phụ nữ, bị mù và điếc khi mới 19 tháng tuổi, nhưng đã làm được những điều vô cùng kỳ diệu và vĩ đại. Vậy mà mãi đến lúc đó tôi mới biết về bà!”
Bà Helen Keller khi tốt nghiệp đại họcHelen Keller (1880-1968), bị mù và điếc từ lúc 19 tháng tuổi, hoàn toàn chìm trong bóng tối và sự im lặng. 7 tuổi, Helen gặp cô Anne Sullivan, bắt đầu được học chữ bằng phương pháp “vẽ” vào lòng bàn tay. 20 tuổi, thi đậu vào trường Radcliffe College. 22 tuổi, viết tự truyện The Story of My Life – Câu chuyện đời tôi.Năm 1904, 24 tuổi, Helen tốt nghiệp và trở thành người mù – điếc đầu tiên tốt nghiệp đại học. 26 tuổi, trở thành chủ tịch hội người mù tiểu bang Massachusetts, bắt đầu các hoạt động xã hội.Cả cuộc đời, Helen đã đi thuyết giảng tại 39 nước trên thế giới. 35 tuổi, bà cùng George Kessler sáng lập tổ chức Helen Keller International (HKI). Hiện nay, HKI có 22 quốc gia thành viên, trong đó có Việt Nam.
Bà Helen Keller gặp Vua hề Sác -Lô ( Charlie Chaplin) tại phim trường của bộ phim Ánh sáng thị thành có nội dung về một cô gái bị khiếm thị.Bà đã gặp được nhiều tổng thống Mỹ như Grover Cleveland, Benjamin Harrison, William McKinley… và có những người bạn nổi tiếng như Alexander Graham Bell, Charlie Chaplin, Mark Twain….Là tác giả của 12 cuốn sách và nhiều bài báo. Năm 1960, ở tuổi 80, bà còn xuất bản cuốn sách Light in My Darkness trước khi qua đời vào năm 1968, ở tuổi 88.Năm 1999, Helen Keller được tạp chí Time xếp vào danh sách 100 nhân vật tiêu biểu của thế kỷ 20.Helen bộc bạch trong cuốn sách của mình: “Bạn đã bao giờ lênh đênh trên biển trong sương mù dày đặc, bị lớp màn mơ hồ trắng toát tưởng như có thể sờ được đó nuốt chửng, con tàu to lớn đầy lo lắng, căng thẳng dò dẫm tìm đường đến bến bờ chỉ với con dọi và dây dò độ sâu và bạn chờ đợi một điều gì đó sắp xảy ra với quả tim đập dồn dập?Trước khi bắt đầu hành trình học hỏi, tôi cũng giống như con tàu đó, chỉ có điều tôi không có la bàn hay dây dò độ dâu và cũng không cách gì biết được bến cảng gần hay xa.“Ánh sáng! Hãy cho tôi ánh sáng!” – linh hồn tôi gào thét không thành tiêng và rồi ánh sáng của tình yêu đã soi sáng tôi chính vào giờ khắc ấy”.
Helen Keller (trái) cùng cô giáo Anne Masfield Sullivan. Tấm ảnh này được chính A.G.Bell, người phát minh ra điện thoại chụp năm 1899.Và ánh sáng của tình yêu đó chính là cô giáo Anne Mansfield Sullivan. Chính cô Sullivan là người đã tạo nên bước ngoặt cuộc đời, cùng cô học trò nhỏ viết nên những điều kỳ diệu cho chính Helen Keller cũng như cho cuộc sống.Ngày gặp cô Sullivan ngày 3-3 1887, được Helen gọi là “sự kiện quan trọng”. Helen thừa nhận: “Cô giáo gần gũi với tôi đến nỗi tôi sợ phải nghĩ tới việc xa cách cô. Tôi không bao giờ có thể nói được niềm vui thú của tôi đối với tất cả những gì xinh đẹp có bao nhiêu phần mang tính bẩm sinh và bao nhiêu phần là do ảnh hưởng của cô. Tôi cảm thấy con người của cô không thể tách rời khỏi con người của tôi và những bước chân của cuộc đời tôi nằm trong những bước chân của cô. Tất cả những gì tốt đẹp trong tôi đều thuộc về cô – không một tài năng, một khát vọng hay một niềm vui nào trong tôi mà lại không được đánh thức bởi cái chạm đầy tình thương mến của cô”.
Bà Helen Keller Chính nghị lực phi thường của Helen, cộng thêm sự tận tâm tận tình, nhờ tình yêu vị tha, tấm lòng nhân hậu và cả phẩm chất đạo đức trong sáng của cô giáo Sullivan, Helen Keller mới trở thành chính bà như mọi người được biết. Cả hai đã cùng mang đến những điều vĩ đại cho thế giới, đó chính là biểu tượng của nghị lực và lớn hơn tất cả, đó là biểu tượng của tình yêu thương. Chắc chắn, hàng chục năm sau nữa, thế giới vẫn còn nhớ và tôn vinh cặp đôi Anne Mansfield Sullivan – Helen Keller, một người đã hy sinh trọn đời để đào luyện một nhân tài cho nước Mỹ và cho thế giới. Còn người kia đã phấn đấu suốt đời để mang lại ánh sáng văn hóa, văn minh, không chỉ cho bản thân bà mà cho tất cả những ai không may mất đi khả năng về thị giác và thính giác trên toàn thế giới, cho đến tận ngày nay và mãi mãi về sau.
Câu chuyện đời tôi do Công ty VH Saigon Books và NXB Văn hóa – Văn nghệ ấn hành, dày 432 trang.
Theo Xuân Thân/ SGGPO
Có thể bạn muốn xem
Bước chuyển mình của truyện tranh Việt
Hàm nghĩa của chữ “Dịch” trong Kinh Dịch
Trò chơi cho con: Trò vui dễ nhất thế gian với một tờ giấy
Có điều kiện cứ thể hiện – Chuyện công ở xứ cụt
Đại sứ Tôn Sinh Thành ra mắt sách ‘Giáo trình Đàm phán quốc tế’
Không chỉ có một Tôn Ngộ Không – Những nguồn cội khác của Tây Du Ký
Không Nỗ Lực Đừng Tham Vọng
Nghệ thuật sống vững vàng – Hiện thực hóa cuộc sống mà bạn mong muốn
“Thương vụ Facebook thâu tóm Instagram” – Hy vọng, kỳ vọng và tham vọng