Một câu hỏi thường đến với người đọc: Thơ hay, thế nào là hay? Và dở, thế nào là dở? Dường như phần đông khách yêu thơ đều tiếp nhận thi ca bằng trực giác mẫn cảm của mình và ít nhiều đồng ý với nhau là có những câu, vì dụ như Dẫu lìa ngó ý còn vương tơ lòng (Kiều) đọc lên thấy hay, nhưng không hiểu tại sao hay mà vẫn thích.


Cuốn Cấu trúc thơ đến với bạn đọc không ngoài mục đích giúp bạn tìm hiểu thơ, nếu thấy hay thì tại sao hay? Tới được mục đích đó không dễ, đôi khi không chắc sẽ đạt được. Tuy nhiên sự tìm hiểu sâu xa về cấu trúc thơ là điều kiện cần (tuy chưa đủ) để giúp chúng ta hiểu và cảm nhận thơ một cách sâu lắng hơn. 

 Thụy Khê 

Cuốn sách của Thụy Khê dẫn dắt người đọc khám phá những bí ẩn làm nên sức hấp dẫn đặc biệt của thơ ca bằng một lối viết mạch lạc và giàu mỹ cảm. Nhưng không chỉ có giá trị về mặt lý thuyết, đóng góp quan trọng nhất của cuốn sách này là những phát hiện có chiều sâu của bà về những hiện tượng cách tân độc đáo và quan trọng nhất trong lịch sử thơ ca Việt Nam hiện đại. Có thể nói, Thụy Khê đã thành công trong nhiệm vụ phức tạp bậc nhất của một nhà phê bình: làm người đọc hiểu và yêu cái mới trong thơ.

– Tiến sĩ Trần Ngọc Hiếu –