Những kỳ nghỉ kéo dài thường khiến cho các bậc phụ huynh đau đầu, đặc biệt là thời gian trẻ chơi điện thoại cứ ngày một tăng lên, chúng dán mắt vào màn hình điện thoại chơi game, bài tập thì bỏ không chịu làm, lại còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến tinh thần của trẻ… Vậy có cách quản lý hiệu quả nào để kiểm soát trẻ sử dụng điện thoại hay không?

9 điều cha mẹ nên nhớ khi cho con dùng điện thoại di động
(Ảnh: Storyblock)

Jean Twenge – giáo sư tâm lý học đến từ trường Đại học San Diego của bang California (Mỹ) trong khi tiến hành một cuộc nghiên cứu giữa các thế hệ thì phát hiện ra rằng, khoảng thời gian từ năm 2011 đến 2015, vấn đề về sức khỏe tâm lý của các thanh thiếu niên đột ngột gia tăng, đặc biệt là các ca trầm cảm nặng tăng lên 50%.

Bà cho rằng, bắt đầu từ những năm ấy, thanh thiếu niên tiếp xúc với điện thoại di động và mạng xã hội nhiều hơn, làm đảo lộn cuộc sống của chúng. Sử dụng điện thoại nhiều là nguyên nhân gây phiền nhiễu cuộc sống của chúng, bao gồm việc gặp gỡ, tiếp xúc trực tiếp với những người khác, thậm chí ảnh hưởng tới thời gian ngủ. Gần như trong cùng một khoảng thời gian, họ sẽ cảm thấy bản thân thật vô dụng, không hài lòng về chính mình, tâm trạng không vui sẽ bắt đầu xảy ra nhiều hơn.     

Lại có thêm một nhà nghiên cứu khác, bà Emily Weinstein đến từ Trung tâm nghiên cứu Giáo dục thuộc trường Đại học Harvard, sau khi tiến hành nghiên cứu, bà đã tìm ra lời giải đáp. Theo khảo sát của bà tại trường trung học công lập ở Mỹ đã phát hiện ra rằng, mục đích chủ yếu khi giới trẻ sử dụng mạng xã hội là: có quyền được bày tỏ ý kiến cá nhân, giao lưu với mọi người, khám phá những điều thú vị và đôi khi chỉ là lướt news feed để xem xem có thông tin gì mới hay không,…Về phương diện này, nó sẽ ảnh hưởng tới cuộc sống của thanh thiếu niên trên cả hai mặt tích cực và tiêu cực.

Chẳng hạn, các trang mạng xã hội giúp cho giới trẻ được thể hiện bản thân, được tự do ngôn luận, giữ liên lạc với những bạn bè ở xa, tất cả những điều trên mang lại lợi ích tích cực cũng như tiếp thêm cho chúng nguồn năng lượng dồi dào. Nhưng đồng thời cũng sẽ khiến cho chúng quá chú ý tới việc bạn bè có “like” những tấm hình được đăng hay không, rồi có bao nhiêu người nhấn “like”, mọi người bình luận như thế nào, có cùng quan điểm hay không v.v…

Thậm chí, có người khi thấy bạn bè đăng ảnh tập hợp mở tiệc, mà bản thân lại không nhận được thiệp mời, sẽ cảm thấy vô cùng thất vọng. Nghiêm trọng hơn, chúng lên mạng và dùng những từ ngữ miệt thị. Thế là, thái độ của chúng sẽ bị chịu ảnh hưởng bởi những lời bình luận của người khác, lúc vui lúc buồn, cứ rối bời cả lên.

Song, vấn đề không nằm ở chỗ là nên hay không nên đưa điện thoại cho trẻ xài, hoặc con nít tới mấy tuổi mới cho dùng điện thoại. Bởi vì nếu ta cấm cản con trẻ sử dụng điện thoại hoặc mạng xã hội, sẽ tước đi cơ hội mà con có thể giao lưu với bạn bè đồng trang lứa, mất đi lợi ích mà những công cụ mới này mang lại.

Các chuyên gia tâm lý học chỉ ra rằng, không có gì gọi là “đúng” khi trong khoảng thời gian nào mới cho phép giới trẻ sử dụng điện thoại, cũng giống việc dạy con ăn uống thế nào cho khoa học, chúng ta phải dạy trẻ sử dụng điện thoại, mạng xã hội và việc lên mạng sao cho hợp lý.

điện thoại di động, 9 điều cha mẹ nên nhớ khi cho con dùng điện thoại di động
(Ảnh: Storyblock)

“Bạn nhất định phải cho trẻ biết trách nhiệm của bản thân chúng đối với điện thoại là như thế nào, quy tắc sử dụng và nhận thức ra làm sao, sau đó mới suy xét rằng có nên đưa điện thoại cho con hay không. Giả sử nếu bạn chưa thể khiến trẻ hoàn toàn hiểu rõ, thì tôi khuyên bạn tốt nhất nên tiếp tục đợi thêm 1 năm nữa”, Kerry Gallagher – Giám đốc điều hành của Tổ chức an ninh mạng cho học sinh tiểu học và trung học Mỹ, đưa ra lời khuyên.

Tổng hợp những nghiên cứu có liên quan của Trung tâm nghiên cứu Giáo dục thuộc trường Đại học Harvard, những lời khuyên mà chuyên gia mách cho các vị phụ huynh bao gồm:

1. Cùng con thảo luận về các quy tắc khi sử dụng điện thoại, càng sớm càng tốt. Đối mặt với tầm ảnh hưởng to lớn mà điện thoại tác động lên cuộc sống và học tập, các gia đình có nhận thức như thế nào? Hãy cùng con thảo luận về điều đó.

2. Làm rõ giá trị của bản thân, trao đổi với con để đạt được sự đồng thuận. Thảo luận cùng con nhiều điều hơn, về vai trò của các công cụ kỹ thuật số trong cuộc sống, nếu như muốn sử dụng những công cụ này, thì phải sử dụng làm sao cho hợp lý?

3. Đặt ra quy tắc về khoảng thời gian được phép sử dụng, bản thân trẻ cũng phải tự giác hoàn thành nghĩa vụ học tập. Tuy nhiên những quy định này cần căn cứ vào độ tuổi của trẻ.

4. Nắm rõ những cách mà trường học sử dụng các thiết bị này, đồng thời quan sát xem khi trẻ sử dụng có xảy ra triệu chứng gì hay không.

5. Dành thời gian ở bên cạnh con, đừng để chúng vì cảm thấy chán chường mà dán mắt vào màn hình điện thoại.

(Ảnh: Storyblock)

6. Tỉ mỉ quan sát hành vi và thái độ của con, và tác động của những thay đổi này đối với hoạt động hàng ngày để tránh việc con sa đà vào điện thoại.

7. Trò chuyện, tán gẫu cùng con, làm vậy có thể hiểu thêm về tình hình và những việc khi con sử dụng điện thoại và mạng xã hội. Chúng thích những gì, cảm thấy phiền não về điều gì? Sau đó cùng nhau bàn bạc về cách xử trí những vấn đề đó. Ví dụ như, đừng cố nói về những điều khiến chúng cảm thấy phiền, nên tránh nói về những tác động tiêu cực mà điện thoại mang lại, cùng những thông tin gây hoang mang đại loại vậy.

8. Đừng lo lắng quá mức, cũng đừng đổ thừa mọi tai hại lên điện thoại, các thanh thiếu niên thường sống khá tình cảm, nên nói chuyện với các thầy cô của trẻ, hiểu thêm về tình hình, tìm ra cách giải quyết đúng đắn.

9. Cha mẹ nên làm gương cho con, chẳng hạn không nên chúi đầu vào lướt web, hạn chế gửi tin nhắn cho con, thay vì vậy hãy giao tiếp với trẻ em theo những cách khác.

Yến Nhi

Nguồn: trithucvn