Điều gì sẽ xảy ra nếu Mặt trăng đột ngột bị hút gần hơn đáng kể về phía Trái đất, ở khoảng cách 420km như Trạm vũ trụ quốc tế (ISS) hiện nay?

Câu trả lời là nếu Mặt Trăng chỉ cách chúng ta 420km như trạm ISS, vệ tinh tự nhiên duy nhất của Trái đất sẽ chiếm gần hết bầu trời và chỉ mất 90 phút để quay quanh hành tinh của chúng ta.

Hiện tại, Mặt trăng đang cách Trái đất khoảng 380.000 km. Nếu Mặt Trăng chỉ cách chúng ta 420km như trạm ISS, vệ tinh tự nhiên duy nhất của Trái đất sẽ quay nhanh hơn nhiều so với Trái Đất và chỉ mất 90 phút để quay quanh hành tinh của chúng ta, nó sẽ đi ngang qua bầu trời trong khoảng 5 phút. Điều này khiến Mặt trăng sẽ mọc ở hướng Tây và lặn ở hướng Đông. Ngược hoàn toàn so với hiện tại, Mặt trăng đang quay chậm hơn Trái đất và mọc ở hướng Đông, lặn ở hướng Tây.

Trạm ISS có bề rộng 109 mét còn Mặt trăng có kích thước lớn hơn rất nhiều với đường kính 2.159 km. Do đó, khi Mặt trăng ở gần, nó sẽ chiếm hết gần như toàn bộ bầu trời.

Nhà thiên văn học Phil Plait cho biết, khi đó Mặt Trăng sẽ che lấp hơn nửa bầu trời. Trừ lúc Mặt Trăng che khuất Mặt Trời, thời gian còn lại ánh sáng từ Trái Đất sẽ hắt một phần lên Mặt Trăng.

Trong thực tế, nếu Mặt Trăng thực sự ở khoảng cách gần như vậy với Trái đất, thiên thể sẽ tan vỡ do trọng lực và có thể gây ra thảm họa cho Trái Đất.