Đền Đồng Long lần đầu tiên được xây dựng vào năm 1706 (năm thứ 45 triều đại Hoàng đế Khang Hy nhà Thanh). Tuy nhiên, một trận sóng thần khổng lồ và thảm khốc vào năm 1894 đã phá hủy hoàn toàn đền thờ cũ. Đền thờ đã phải di dời và xây dựng lại tại vị trí Đền Đồng Long ngày nay.
Đền Đồng Long có vị trí cực kỳ quan trọng trong văn hóa tín ngưỡng của Đông Cảng (Bình Đông, Đài Loan).
“Lễ hội đốt thuyền” được tổ chức 3 năm một lần là một lễ hội có ý nghĩa đặc biệt đối với người dân địa phương Đông Cảng. Cứ ba năm vào tháng Mười hoặc tháng mười một, thành phố cảng
phía nam lại tổ chức lễ vật cúng tế các vị thần trong
chín ngày rồi hóa để gửi lên trời trong một ngọn lửa bốc cao trên
chiếc thuyền mành truyền thống Trung Quốc. Sự kiện này là đỉnh điểm của lễ hội Đạo Lão này, và làm Lễ đốt thuyền Đông Cảng trở thành một trong những sự kiện văn hóa tín ngưỡng nổi tiếng nhất của Đài Loan.
Nghi thức đốt thuyền được coi là một hình thức xua đuổi dịch
bệnh, được khởi xướng dưới triều đại nhà Tống (960-1276) ở Trung Quốc. Tuy
nhiên ở đại lục, nghi lễ này đã không còn từ lâu và chỉ duy nhất Đài Loan là
nơi còn giữ được truyền thống độc đáo này.
thần bảo hộ người dân khỏi dịch bệnh (Wang Yeh) xuống trần gian. Du khách tới dự
lễ hội sẽ được chiêm ngưỡng rất nhiều điệu nhảy và trò chơi truyền thống. Một
trong số đó là nghi lễ đi trên lửa của người dân. Họ cho rằng việc này sẽ thanh
tẩy cơ thể trước khi bước vào đền Đồng Long.
“hút” đi mọi bệnh tật và rủi ro. Trên thuyền, người ta chất lên rất nhiều gạo
và tiền, để dành cho chặng đường lên thiên đường của nó. Những người theo đạo
Lão viết lời cầu nguyện cũng như sự lo lắng của họ lên giấy và những mẩu giấy
này cũng sẽ bị đốt cùng con thuyền sau đó.
và một hình nhân bằng giấy được đặt lên trên thuyền. Những vị thày tu sẽ làm
phép để mời thần Wang Yeh lên thuyền và vào lúc bình minh, con thuyền sẽ bị đốt
cháy.
Có thể bạn muốn xem
Để ta là mình
Ra mắt “Nhật ký chú bé nhút nhát” cùng lúc với thế giới
Phụ nữ thông minh: Không ngại thăng tiến
Thần với chả thoại
Một Thiên Nằm Mộng
Cái nhìn trân trọng về thế hệ “cầm súng”
10 thư viện có bộ sưu tập sách lớn nhất thế giới
Kiến tạo thương hiệu từ không đến có
Tháp cổ Champa