Đôi lời giới thiệu của Dịch giả VŨ PHONG TẠO:

Tôi vừa nhận được thư điện tử của Giáo sư-Dịch giả Chúc Ngưỡng Tu, là một trong bốn dịch giả Trung Quốc, đã được Hội Nhà văn Việt Nam mời dự Hội nghị quốc tế giới thiệu văn học Việt Nam, tại Hà Nội, 05-10/01/2010.
Thư cho biết: Ông vừa dịch xong truyện ngắn “Gió thổi” của nhà văn Võ Thị Xuân Hà, đã được chọn in vào tập “Truyện ngắn hiện đại Việt Nam” do Nữ dịch giả Điền Tiểu Hoa chủ biên. Công trình này được Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc (đơn vị bà Điền Tiểu Hoa công tác) tài trợ.
Nhân tin vui này, tôi muốn giới thiệu nguyên tác của nhà văn Võ Thị Xuân Hà và bản dịch (có giới thiệu tóm tắt tiểu sử văn học của tác giả Võ Thị Xuân Hà) của Giáo sư-Dịch giả Chúc Ngưỡng Tu, để đồng nghiệp và bạn đọc tham khảo.





Nhà văn Võ Thị Xuân Hà chụp cùng dịch giả Chúc Ngưỡng Tu tại nhà của cố dịch giả Vũ Phong Tạo

Võ Thị Xuân Hà

GIÓ THỔI
Truyện ngắn

Hàng ngày sau khi ăn tối xong tôi vẫn chạy sang với bà ngoại. Bà ngoại tôi đã già yếu lắm, hình như bà đã sắp sang tuổi tám mươi. Tôi còn nhỏ quá, mới lên bảy tuổi. Nên tôi hay quên quên nhớ nhớ. Nếu tôi mà lớn bằng tuổi bà ngoại, nhất định tôi sẽ nhớ trước quên sau.
Bà ngoại bị bệnh quên sau khi nhận được tin cậu út tôi mất. Cái tin này nghe nói bay từ biên giới về vào một buổi sáng rất đẹp trời. Hôm đó cóc nhái kêu rộn mặt ao. Mưa rào vừa xuống rửa sạch đường làng lát gạch đỏ. Nắng lên đứng tha thướt ngoài bờ rặng. Bà ngoại tôi đứng nhìn cái tin trên giấy báo, rồi ngã đánh cạch xuống thềm nhà, cái đầu đập cạch xuống thì đúng hơn. Khi bà ngoại tỉnh dậy, ai hỏi cũng không nhớ gì mấy. May thế, mẹ tôi bảo nhờ vậy mà không phải nhìn thấy bà khóc.
Bà ngoại tôi nhận cái giấy như thế là cái thứ ba. Khi nhận cái thứ hai, báo tin cậu thứ hai của tôi, thì ông ngoại tôi không chịu đựng được, nằm xuống luôn dưới đất. Bà ngoại tôi có lên tận trường sĩ quan bảo cậu út tôi về làng làm ruộng. Nhưng cậu nhất định thích đeo lon sĩ quan, cậu giải thích với bà vậy nên bà đành chịu.
Mấy chị em tôi hay phải chạy sang với bà ngoại mỗi khi ăn cơm chiều xong, vì đấy là việc phải làm, không ai tị nạnh ai.
Tôi chạy sang hỏi bà:
“Bà ngoại ơi bà ăn cơm chưa?”
Bà ngoại tôi lúc lắc mái đầu già quá là già, cười cười:
“Cháu ra xem ngoài sân có phải gió đã về không?”
Tôi chạy ra sân nghe ngóng. Tôi nghe thấy tiếng gì ù ù.
“Bà ơi, đúng rồi, gió đã về”
Bà ngoại tôi cười, mặt nhăn quá là nhăn, hàm răng sún sún chỉ còn vài cái như mấy hạt ngô lép.
Trong giấc mơ, tôi thấy cả ba cậu của tôi đang cùng ùa vào nhà. Cậu Nhất tôi hiền lành nhất nhà. Cậu Hai thì nghiêm nghị lạnh lạnh. Còn cậu Út lém lỉnh hơi lỏi một tí. Cả ba cậu đều cùng bẹo má tôi. Cậu Nhất hiền lành nên bẹo má êm êm. Cậu Hai bẹo má tôi mà như đang nặn cục bột. Cậu Út cười ha ha, để cậu bẹo thật kêu nhá. Ái cha, giờ thì tôi biết vì sao bà ngoại nhất định không chịu đi sang nhà tôi ở.
Ngoài sân, gió thổi qua hiên nhà. Bà ngoại tôi lại hỏi:
“Cháu ơi, gió có phải đã về không?”
Tôi cựa mình, ngáp ngáp rồi trả lời bà:
“Bà ơi, đúng rồi. Gió đã về rồi”
Ngày nào tôi cũng chuẩn bị nhìn cho kỹ, nghe cho tinh. Tôi chỉ sợ gió về mà không biết để báo cho bà. Bà ngồi chải tóc, những sợi tóc mềm mại lọt qua kẽ tay già ơi là già, rơi rơi theo từng cơn gió.

Tôi lên bảy tuổi nên phải đi học. Ở lớp tôi tập tô và nắn nót viết chữ BÀ. Tôi có bà nội nữa, nhưng bà nội tôi đã đi rất xa, từ khi chưa có tôi trên đời. Nên khi viết chữ bà, tim tôi run lên hai tiếng bà ngoại. Tôi ngồi trong lớp tập viết, bên tai cứ nghe tiếng gió thổi luôn.
Rồi tôi phân biệt được các loại gió.
Khi gió dịu dàng bay về mơn man là lúc các cậu tôi ngủ, đầu gối lên nhau, chân gác lên nhau, theo kiểu gì thì tôi không nhìn ra rõ lắm. Khi gió thổi vù vù là y rằng các cậu đang đùa nghịch giống như lũ trẻ con lớp một lớp hai chúng tôi. Khi gió gừ gừ cắn cảu là lúc các cậu tôi sôi bụng đói. Thật tệ, lúc tôi đói thường cắn răng mà chịu, hoặc chạy ra chum múc nước mưa uống. Nhưng các cậu tôi không uống nước mưa chống đói. Có thể nước mưa không còn thích hợp với các cậu nữa.
Tan học, tôi chạy ù về vứt cặp rồi tạt qua thăm bà ngoại. Bà ngoại tôi đang phơi rất nhiều quần áo đủ các kích cỡ và cả những bộ quân phục ra cái sào.
Tôi ngạc nhiên quá, hỏi:
“Bà ơi, quần áo này để làm gì?”
“Sắp hết năm cũ rồi. Bà giặt cho các cậu về thay”
Tôi lôi cái áo của cậu Út xuống. Thấy có cái khuy sắp rơi đến nơi.
“Cô giáo cháu dạy cháu khâu vá rồi bà ạ. Để cháu đơm lại cái khuy này”
Tôi chạy vào nhà bà, lục tung đống kim chỉ. Kim chỉ của bà thật đẹp, óng ánh óng ánh như một kho châu báu. Chắc lúc tôi đến lớp là bà giở đồ ra khâu.
Gió nổi lên rất mạnh. Những bộ quần áo của các cậu bay bổng thật vui mắt. Bà ngoại tôi đứng cười móm mém. Rồi vào bếp làm gì đấy. Tôi chạy vào, thấy nước mắt bà rơi lã chã. Tôi ngạc nhiên lắm, vì tôi chưa bao giờ thấy nước mắt bà ngoại rơi.

Mẹ tôi đến mang theo rất nhiều đồ hoa quả để sắp lên bàn thờ. Chỉ vài ngày nữa là năm cũ qua, năm mới sẽ đến. Trẻ con chúng tôi rất thích năm mới vì được sắm sanh quần áo giày dép mới, được nghỉ học đi chơi và lại còn được lì xì những phong bao đỏ.
Mấy năm vừa rồi, bà ngoại tôi không biết năm mới đã đến.
“Bà đâu rồi?”. Mẹ hỏi khi thấy tôi vẫn đứng ngẩn ra bên hè.
Tôi chỉ xuống bếp.
Mẹ tôi vào bếp ngồi với bà rất lâu. Người lớn thật lạ, có chuyện gì thì cứ nói thẳng ra, nói toạc hết ra, lại cứ vòng vo. Nhưng tôi cũng nghe rõ mẹ tôi đang thuyết phục bà đón mẹ con cô Hồng về.
Cô Hồng người trên thành phố, da trắng mịn, mắt lá dăm, bà bảo mắt ấy làm chết cậu. Cô có về thăm bà năm ngoái, nhưng bà không tiếp, cứ nhất định làm bà già điên. Cô kể lể sự tình, tuy cô đã lấy chồng ngay sau khi cậu Út tôi lên biên giới, nhưng đứa con của cô là con của cậu Út. Chồng cô biết chuyện đã bỏ cô đi với người khác rồi. Nay cô muốn cho con trai về nhận bà nội.
Tôi thấy bà ngoại tôi dưới bếp với mẹ không điên chút nào. Bà khóc nhưng tay thì vuốt vuốt lưng mẹ:
“Mẹ cám ơn con. Con không thành gió mà vẫn ở trên đời này với mẹ”
Mẹ tôi ôm bà:
“Thế mẹ đồng ý rồi nhé. Con sẽ gọi điện cho em Hồng đưa thằng cu về. Tết mới nhà ta có thêm người tha hồ vui lắm đây”
Bà ngoại tôi thì cứ thầm thì:
“Cám ơn con đã không thành gió, đã sống trên đời này với mẹ…”
Mẹ tôi lảng đi, nì nèo:
“Thế mẹ đừng quên uống thuốc nữa đấy nhé. Có em Hồng về nhà ở, mẹ đừng quên quên nhớ nhớ nữa đấy”
“Ừ, mẹ sẽ nhớ”

Mẹ tôi đi rồi, bà ngoại tôi bảo:
“Bà nói cho cháu biết một bí mật nhé. Khi cậu Út cháu đi, cậu có chạy về bảo với bà: mẹ không được khóc thì con sẽ về thăm mẹ luôn. Khi nào ngoài ngõ có cơn gió về là con với các anh về thăm mẹ đấy. Thực ra bà không điên đâu. Bà chỉ không muốn ông ngoại cháu với các cậu nhìn thấy bà khóc”
Ôi, bà ngoại điên của tôi.

Hôm đó tôi đi ra thị trấn cùng bố để ngắm hoa đào. Bố tôi chỉ vào một cành đào phai đẹp quá, bảo:
“Để bố mua cành này về cho bà ngoại điên của con. Năm mới bên ấy có thêm mẹ con cô Hồng, vui lắm đây”
Tôi cãi:
“Bà ngoại không điên”
Bố tôi cười cười không nói gì.
Hình như người lớn ai cũng có những bí mật riêng của mình.
Tôi cũng thế, tôi sắp thêm một tuổi, và tôi có bí mật riêng về bà ngoại không điên của tôi.

– 13.12.2010 –



Bản dịch tiếng Trung của dịch giả Chúc Ngưỡng Tu



武氏春荷 著
祝仰修 译

我一吃过晚饭就到外婆家去,天天如此。外婆年老体弱,差不多快八十岁了。我的年纪还很小,才刚满七岁,所以记忆力还不太强。我想如果我长到外婆现在的岁数,肯定也是很好忘事的。
外婆在得到小舅死亡的消息后就得了健忘症。我听说,这一噩耗是在一个天气晴好的上午从边界那里传来的。那天,青蛙在池塘的水面上呱呱直叫,一场大雨过后,村中用红砖铺设的道路被冲刷得干干净净。太阳高悬在天空,照射着大地。外婆站在那里,目不转睛地看着那张阵亡通知书,接着便一头栽倒,重重地摔在房前。外婆醒来后就什么也记不得了。妈妈说,亏得是这样,不然还不知道会哭成什么样子呢。
这是外婆接到的第三张阵亡通知书。第二张是我二舅的,接到之后外公无法承受,当场倒地身亡。外婆找到军官学校,要我小舅退学回家种田,但是小舅决心戴上他所喜欢的军官领章,说服了外婆。
每天晚饭后,我们姐弟几个都要到外婆家去,这是应该做的事情,谁也不攀比。
我走到外婆家,问:“外婆,您吃饭了吗?”
外婆摇了摇她那苍老的头,笑了笑说:
“你到院子外面看看,起风了没有?”
我连忙跑到外面探听动静,听到了“呼呼”的风声。
“外婆,真的起风了哎!”
外婆笑了。她满脸皱纹,满口牙齿差不多快掉光了,只剩下两三颗,像是瘪瘪的玉米粒黏在牙床上。
我做了一个梦,梦见三个舅舅一起回家了。大舅最为和善,二舅有点严肃和冷淡,三舅为人机灵,很爱逗乐。三个舅舅都亲切地拧我的小腮帮。和善的大舅拧得很轻,二舅却像捏面团似的那么用力,三舅笑呵呵的,说要非拧出声来不可。哦,这时我才明白外婆为什么坚决不搬到我家去住。
外面的风吹过房檐。外婆又问:
“孩子,真的起风了吗?”
我 扭动了一下身子,打了个哈欠,然后回答:
“没错,外婆,是起风了。”
我天天都仔细看天,认真听风声,准备回答外婆的问题,生怕起了风而不能告诉外婆。外婆坐着梳头,柔软的发丝通过干瘦的手指缝随风飘落。

我长到七岁,开始上学了。我教室里练习描红,工工整整地写了一个“婆”字。我的奶奶还活着,但在我出生前就搬到很远的地方去了。所以,当我在写“婆”字的时候,内心深处想的是“外婆”两个字。坐在教室里练习写字,耳朵仍在留意外面的风声。
后来我逐渐能够区分不同的风。和风轻轻吹拂的时候是我的三个舅舅正在入睡的时候,他们头挨着头,腿压着腿,我看不清是什么睡姿。风声呼呼作响的时候是舅舅们像我们这些小学一、二年级的孩子一样,正在嬉笑打闹。当风吹得哗啦哗啦的像是吵架的时候,就是舅舅们的饥肠辘辘的时候。糟糕的是,我在肚子饿的时候常常咬牙忍受,或者到水缸里舀点水喝,但舅舅们不会用雨水充饥,可能他们已经喝不惯雨水了。
放学后,我飞快地跑回家里,丢下书包就去看外婆。外婆正在晾晒衣服。竹竿上搭着大大小小的衣裤,还有几套军装。我非常吃惊,就问:
“阿婆,干嘛晒这些衣服呢?”
“孩子,快过年了,阿婆洗好了衣服,好等舅舅回来穿呀!”
我扯下幺舅的一件衣服,看到有颗扣子快掉了。
“阿婆,老师教我们缝补衣服了,让我把这颗扣子钉上吧。”
我跑进屋里,翻找针线。外婆的针线可真漂亮,闪闪发光,像是百宝箱里的宝贝。我猜,她可能是趁我上学的时候把衣服拿出来缝补的。
风刮得很大,吹动着舅舅们的衣服,十分好看。外婆站在一旁,裂开干瘪的嘴巴,开心地笑了。接着她就走进厨房,不知要干什么。我跟着进去,见她满脸泪水,觉得有些不明白,因为我从来没见外婆哭过。
妈妈拿着很多水果,到外婆家布置供桌,再过两三天就过年了。我们这些孩子都很喜欢过年,因为可以穿新衣新鞋,可以放假,不用去学校,而且还能得到用红纸包着的压岁钱。
这几年,外婆不晓得过年了。
“阿婆呢?”妈妈见我一个人呆呆地站在房檐下面,问道。
我用手指了指厨房。
妈妈走进厨房,同外婆一起在里面待了很久。大人真奇怪,有什么事情就直接讲明,说穿了不就行了吗,干嘛绕来绕去的?我分明听见妈妈在说服外婆,要她把洪姨母子接到家里来。
洪姨是城里人,皮肤又白又嫩,有一双迷人的眼睛。外婆说幺舅就是被那对眼睛妨死的。去年,洪姨专程来村里看望,但外婆不但不愿意见她,而且还气得了不得。洪姨说明了事情的原委,虽然在我幺舅被调往边界地区之后她就另嫁别人,但她怀的孩子却是幺舅的。她的丈夫知道了真相,就抛弃她,跟别的女人跑了。现在洪姨想让孩子认奶奶。
外婆和妈妈一起在厨房里谈话,根本不像是疯子。外婆边哭边用手拍拍妈妈的后背:
“谢谢你,闺女。你没变成风,还留在这个世上陪伴妈妈。”
妈妈紧紧抱住外婆:
“这下您同意了吧?我这就给洪妹打电话去,要她把孩子送回来。过年的时候咱们家添人加口,肯定热闹得很哩。”
外婆仍是不停地念叨:
“谢谢你没有变成风,还同妈妈一起活着……”
妈妈岔开话题,央求道:
“您可不能再忘记吃药了。洪妹母子来家里住,您可别再疯疯癫癫的了….”
“看你说的,我记住了!”
妈妈走后,外婆对我说:
“婆婆告诉你一个秘密。你幺舅走的时候,回来对我说:‘要是妈妈不哭,我就经常回来看您。巷子口起风的时候,那就是我和哥哥来看您了。’说实话吧,婆婆并没有疯。我只是不想让你外公和舅舅看见我哭。”
啊,我的疯外婆!
那天,父亲带我到镇上去买桃花。他指着一枝非常美丽的粉红色桃枝对我说:
“爸爸把这枝桃花买回去,送给你的疯外婆。新年佳节,外婆家多了你洪姨母子,肯定很热闹。”
“外婆不疯!”我反驳道。
爸爸笑了,没再说什么。
大人们好像人人都有自己的秘密。
我也是这样,就要长一岁了,也有一个自己的小秘密 ,那就是外婆并不疯。
2010.12.13
(祝仰修译)

Bản giới thiệu về nhà văn Võ Thị Xuân Hà bằng tiếng Hán:
武氏春荷,顺化市伟野县人,越南作家协会会员、河内市作家协会会员、越南记者协会会员、越南电影协会会员,现为越南作家协会第8届执委会委员,作协青年作家处处长,《作家》杂志社总编辑。先后以优异的成绩毕业于高等师范专科学校数理系、阮悠写作学校第4期、胡志明政治学院高级政治系。曾在《儿童》杂志(1993-1994)、《少年先锋》报(1994-1998)、《电影剧场》报(1995-2000)和文学出版社(2000-2001)工作。其主要获奖作品:
文集《传家宝匣》,获金童出版社儿童文学作品竞赛奖(1996);
电影文学剧本《传家宝匣》,获越南故事片电影制片厂三等奖(1997);
文集《对手》,获作家出版社优秀图书奖(1998);
剧本《林中故事》,获越南电影局鼓励奖(1998);
剧本《寂静的土地》,获军队电影三等奖(2000);
《林中的朋友》,获《少年先锋》报短篇小说一等奖(2001);
《武氏春荷短篇小说集》,获越南文学艺术联合会二等奖(2003);
剧本《井底的月亮》,获电影局鼓励奖(2003);
长篇小说《城墙》,获越南作家协会鼓励奖(2005);
短篇小说《永恒的太阳》,获首都公安题材创作一等奖(2010).