Người chữa lành là tâm huyết của bác sĩ tâm lý Hyesin Jeong sau hơn 20 làm việc, tiếp xúc, va chạm trực tiếp với những người đang chịu tổn thương, đau khổ. Tác giả chỉ ra rằng việc đánh giá dựa trên các tiêu chuẩn và dùng thuốc hiện nay không thể hoàn toàn chữa lành cho những người bị tổn thương. Thay vào đó, tác giả giới thiệu phương pháp “CPR tâm lý”, tên gọi khác của sự đồng cảm. Chính việc quan tâm đến sự tồn tại, đồng cảm với những người bị tổn thương mới giúp họ có thêm động lực, xoa dịu và chữa lành cho họ. Trong những lúc đối phương tiêu cực, yếu đuối nhất, câu nói “Bạn đúng” sẽ như cái ôm, vỗ về, giúp họ vượt qua tổn thương và bước tiếp.

Cuốn sách này chính là cẩm nang hướng dẫn hành động chứa đựng toàn bộ tình cảm và kinh nghiệm trị liệu nhiều năm của chuyên gia điều trị tâm lý Hyesin Jeong. Tác giả cũng nhấn mạnh rằng, đồng cảm với mọi người cũng có nghĩa là chúng ta đang cứu giúp chính mình.

Cuốn sách đã bán được hơn 500.000 bản tại Hàn Quốc. Được dịch ra nhiều ngôn ngữ như Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia… Và là quyển sách trên kệ của các thành viên Running man, nhóm BTS (giống như Tôi muốn chết nhưng tôi thèm ăn tteokbokki).

Trích đoạn nội dung:

– Không phải lời nói mà là sự đồng cảm với nỗi đau mới chính là điểm cốt lõi của việc chữa lành.

– Một người, nếu muốn đồng cảm với ai đó thì bản thân họ cũng phải nhận được sự đồng cảm cho những vết thương của chính mình. Tiền đề của việc đồng cảm là nhận được sự đồng cảm.

– Giống như Trái Đất quay xung quanh Mặt Trời và tự quay quanh chính nó, đồng cảm là hoạt động mà khi tập trung vào người khác, chúng ta cũng chú ý và nhận được sự đồng cảm.

– Những người nhận được sự quan tâm và chú ý đến tồn tại của bản thân sẽ có một sự yên tâm khó có thể giải thích. Phải ở trong cảm giác an toàn đó thì con người mới có thể suy nghĩ một cách thấu đáo.

– Sau khi sự tồn tại của bản thân được chú ý, cuộc sống đích thực của chúng ta mới bắt đầu. Kể từ đó, một cuộc sống đúng nghĩa, lành mạnh mới được bắt đầu. Người già hay thanh niên, hay cả những đứa trẻ cũng đều như vậy. Bạn cũng vậy mà tôi cũng vậy.

– Khi chúng ta tập trung vào sự tồn tại của đối phương, đặt câu hỏi và lắng nghe, rồi lại tiếp tục đặt câu hỏi và lắng nghe thì dần dần, toàn bộ bức tranh về con người đối phương cũng như hoàn cảnh của đối phương sẽ lộ diện.

– Đồng cảm là việc nhìn sâu vào mắt của đối phương, đi sâu vào cảm nhận, tâm tình của đối phương trên phương diện những đặc điểm cá nhân, để từ đó, tôi gặp được con người thật của đối phương, đồng thời cũng mở rộng tâm hồn mình. Tôi cũng đồng thời bày ra những cảm xúc, những suy nghĩ của bản thân để chia sẻ và giao tiếp với đối phương. Nếu không thể chạm được đến những đặc điểm riêng biệt mang tính cá nhân của đối phương thì một cặp vợ chồng cùng chung sống sẽ chỉ có thể tạo ra một mối quan hệ mà hai bên tận tụy thực hiện chức năng của mình. Nếu là một mối quan hệ tận tụy thực hiện vai trò, chức năng của bản thân thì nó giống với mối quan hệ giữa những người đồng nghiệp hay mối quan hệ giữa các thành viên trong tổ chức hơn là quan hệ vợ chồng. Dù hai người có yêu thương mà đến với nhau nhưng nếu bỏ qua quá trình chạm đến đặc điểm cá nhân của đối phương thì hai người chỉ có thể dừng lại ở một mối quan hệ đôi bên thực hiện vai trò trên danh nghĩa của bản thân mà thôi.