Trước đây bên cạnh hồ Hoàn Kiếm có một hồ nhỏ hơn gọi là hồ Thái Cực, thông nhau qua một con lạch đi qua quãng phố Cầu Gỗ ngày nay. Xuất xứ tên phố Cầu Gỗ chính từ chiếc cầu gỗ bắc qua con lạch nước ấy.
Hồ Hoàn Kiếm là một phần của một hồ lớn rất rộng thời xưa. Theo bản đồ Hồng Đức thời Lê Thánh Tông thì hồ này thông ra sông Hồng.
Hồ bấy giờ chia làm hai phần gọi là Tả Vọng và Hữu Vọng. Phần hồ Hoàn Kiếm hiện nay thực ra là hồ Tả Vọng. Thời Lý-Trần hồ có tên là Lục Thủy, thời Lê Lợi gọi là hồ Thủy Quân, dùng làm nơi duyệt binh, đua thuyền. Giữa hồ về phía Nam có gò Rùa, thỉnh thoảng rùa lên gò phơi nắng.
Phần hồ Hữu Vọng sau này trở thành hồ Thái Cực, rồi thành các hồ nhỏ hơn. Chu vi hồ cũ nay thành: Cầu Gỗ, Hàng Đào, Hàng Bạc, Hàng Bè. Phố Hàng Đào nguyên là phần đất của hai phường Đồng Lạc (phía giáp Hàng Ngang) và Đại Lợi (phía giáp Bờ Hồ), thuộc tổng Tiền Túc (sau đổi là tổng Thuận Mỹ), huyện Thọ Xương cũ. Phường Đại Lợi vào đời Lê gọi là Thái Cực. Đằng sau đó là hồ Thái Cực. Hồ Thái Cực ăn lan tới gần phố Hàng Bè và thông ra hồ Gươm.
Đất phố Đinh Liệt và Gia Ngư trước đây chính là lòng hồ Thái Cực. Có tài liệu ghi rằng hồ Thái Cực còn được gọi là hồ Hàng Đào, là nơi dân Hà Nội đánh cá. Khi đánh cá thì đến Hàng Gai mua ngư cụ. Cái tên phố Gia Ngư chính từ tên làng cá sống bằng nghề chài lưới bên hồ Thái Cực xưa.
Khi người Pháp chiếm đóng Hà Nội, hồ Thái Cực vẫn còn nhưng vào cuối thế kỷ trước hồ bị dân xung quanh lấp dần, khoảng năm 1920 thì hồ Thái Cực biến mất.
Minh Nhật
Nguồn: trithucvn
Có thể bạn muốn xem
Bầy Cừu xuất chúng – Lật tẩy khoảng tối của nền giáo dục tinh hoa Mỹ
Ngày thơ Việt Nam năm 2023 sẽ diễn ra với chủ đề ‘Nhịp điệu mới’
Lan tỏa tình yêu sách
Chiếc thìa biến mất
Trái cây họ cam quýt là lựa chọn số 1 trong mùa hè.
Sách của giáo sư da màu giành Giải thưởng Sách quốc gia Mỹ
Câu chuyện Do Thái: Lịch sử thăng trầm của một dân tộc
Tiếng chim trong vườn
“Tâm an” là phúc