“Hãy tiết kiệm…” đó là những lời cha mẹ thường hay nhắc nhở con cái, nhưng những chiếc đầu nhỏ sẽ chẳng thể hiểu vì sao chúng cần phải tiết kiệm và nếu không tiết kiệm thì chuyện gì sẽ xảy ra. Nhưng chỉ biết tích trữ thôi thì đã đủ chưa, hay trong cuộc sống chúng ta cần nhiều hơn thế?
Nếu cha mẹ có con trong độ tuổi tiểu học, lý tưởng là giai đoạn từ lớp 1 đến lớp 3 khi con bắt đầu quan tâm đến tiền tiêu vặt, muốn được quản lý tiền tự chi tiêu, được trực tiếp tiêu tiền khi con bắt đầu những mối quan hệ bạn bè ngoài gia đình.
Đây là thời điểm lý tưởng để bố mẹ dạy con cách tiêu tiền, quản lý tiền tiêu vặt và học cách tiết kiệm cũng như chi tiêu hợp lý.
Bởi khi con được lớn lên trong môi trường được dạy quản lý tiền tự chi tiêu đúng đắn sẽ có khả năng lập kế hoạch cao hơn; tính nhẫn nại, khả năng kiềm chế bản thân cũng tốt hơn. Nếu phát triển những năng lực này thì nó không những mang lại hiệu quả trong các mối quan hệ với bạn bè mà còn đưa đến hiệu quả trong thành tích học tập. ..
Đây chính là mục đích, cũng là ý nghĩa lớn lao của cuốn sách “Hãy trả lương hằng tháng cho con” ra đời.
Tác giả cuốn sách là một giáo viên dạy kinh tế cho trẻ em từ học sinh tiểu học đến thanh thiếu niên hơn 10 năm, đã từng có đi khắp nơi trên đất nước và dùng kinh nghiệm nhiều năm của mình, cũng như kinh nghiệm từ việc hướng dẫn 2 cô con gái để dạy cho các em học sinh cũng như tư vấn cho cha mẹ những cách thức quan trọng trong việc quản lý tài chính cá nhân.
Tác giả: Kim Young Ok Dịch giả: Nguyễn Thị Thu Hà Nhà xuất bản: Lao Động Giá bìa: 109.000VNĐ
Mục lục:
- Lời mở đầu: Lần đầu tiên con học về đồng tiền
- Chương 1: Tư duy kinh tế của con mình có ổn không nhỉ?
- Chương 2: 10 cách tạo thói quen kinh tế thông minh
- Chương 3: Kiến thức kinh tế giúp con làm chủ tài chính
- Chương 4: Đứa trẻ có suy nghĩ tích cực sẽ thành người giàu có hạnh phúc
- Lời cảm ơn
- Phụ lục: Phiếu của mẹ – Mẹo vận dụng giáo dục quản lý
Trích đoạn sách:
Tình huống 1: CỨ MUỐN GÌ LÀ CHA MẸ SẼ MUA CHO THÌ TẠI SAO CON PHẢI TIẾT KIỆM CƠ CHỨ?
Những đứa trẻ tiêu tiền không biết sợ
Gần đây tôi đã gặp lại cô bạn lâu ngày không gặp. Khi chúng tôi đang chuyện trò về cuộc sống sinh hoạt thường nhật thì cô ấy nói bản thân đã rất bàng hoàng vì một việc. Đó là, trước ngày con khai giảng năm học mới, cô ấy đi cùng con tới cửa hàng văn phòng phẩm lớn và đã tiêu gần 100.000 won để mua dụng cụ học tập cho con.
“Sao cậu lại mua nhiều tiền thế? Cậu định mua hết cả cửa hàng hay sao?”
Tôi hỏi như đùa thì cô ấy lắc đầu nguầy nguậy.
“Con tớ tiêu tiền không biết sợ là gì. Tớ lo quá!”
“Cháu đã mua gì mà tốn như thế? Chắc phải mua hết cửa hàng đúng không?”
“Con chọn mua nhiều loại nhưng quan trọng hơn là con chỉ mua những thứ đắt tiền. Con hoàn toàn không xem giá đắt hay rẻ mà cứ vơ hết vào giỏ ấy!”
Bút bi thôi nhưng cũng có nhiều loại hoàn toàn khác nhau, từ 1.000 đến 10.000 won. Nếu không cân nhắc giá cả thì có thể tiêu hàng trăm nghìn won ngay ở cửa hàng văn phòng phẩm. Con của cô bạn tôi thậm chí còn không cân nhắc đến giá cả mà cứ thỏa thích lựa chọn từ bút bi, bút chì sáp, bộ bút chì màu, đến cả bộ bút máy, v.v.
“Thật là…!!! Sau này mỗi khi đi mua gì, chắc cậu phải dạy cho con biết cách chọn hàng hóa thực chất hơn đó!”
Nghe tôi nói xong, cô bạn lại lắc đầu.
“Tớ phải làm thế mới được, nhưng vấn đề là bố bọn trẻ ấy. Chồng tớ luôn bảo tớ hãy mua tất cả những gì con muốn. Thế nên mới có chuyện như thế này chứ!”
Đúng là như thế. Những ông bố hết mực yêu con đều muốn mua hết những gì con muốn, còn con chỉ cần làm theo những gì bố yêu cầu.
Con cái thì không hiểu về đồng tiền, còn cha mẹ lại không dạy con
Khi giảng dạy về kinh tế và tiền tiêu vặt với chủ đề tiêu thụ, tiết kiệm, chia sẻ cho con cái và cha mẹ tại trường học và nhiều cơ quan, tôi liên tục nghe thấy những lời than phiền giống nhau.
“Dạo này bọn trẻ tiêu tiền không biết sợ.”
“Bọn trẻ không thèm nhìn bảng giá mà cứ chọn liên hồi!”
Tại sao dạo này trẻ con lại tiêu tiền không biết sợ? Bởi lẽ trẻ chưa từng được học về đồng tiền. Trẻ không biết tiền là thực thể như thế nào, có vai trò ra sao trong cuộc sống. Chúng có thể dễ dàng làm những điều hay ho từ tiền cha mẹ cho, nên trẻ chỉ học về việc tiêu tiền. Tiền làm trẻ vui nên trẻ dễ nảy sinh tâm lý: “Chỉ cần có tiền thì đương nhiên sẽ hạnh phúc.” Đứa trẻ lớn lên như thế rốt cuộc sẽ đặt “mục tiêu cuộc đời” vào “tiền”.
Câu chuyện xảy ra phía trên là do cô bạn tôi cho phép con mua đồ thỏa thích. Khi mua bất cứ thứ gì, bạn phải nghĩ đó có phải là món đồ nhất định nên mua hay không, phải cân nhắc tình hình kinh tế của gia đình để quan sát giá cả và mua sắm tiết kiệm hơn. Thế nhưng người lớn lại không dạy những điều này cho con. Thật đáng tiếc là nhiều cha mẹ ở Hàn Quốc không dạy cách con tiêu tiền nhưng lại lo lắng khi con tiêu tiều sai và lên án con.
“Con tưởng mẹ là máy in tiền sao?”
“Con không phải là con mà là chủ nợ của mẹ rồi đó!”
Dù cha mẹ có nổi giận như thế nhưng con vẫn không biết lý do tại sao mình bị mắng. Bởi lẽ vấn đề không phải do con, mà ở hành động tiền hậu bất nhất của cha mẹ.
Tiền vô cùng quan trọng trong cuộc sống. Nếu sử dụng tiền giỏi thì cuộc sống của chúng ta sẽ trở nên có ích, nhưng nếu ngược lại thì tiền sẽ phá hủy chúng ta. Người tiết kiệm tiền giỏi và tiêu tiền hợp lý sẽ có cuộc đời lành mạnh và tự chủ. Vì thế cha mẹ phải dạy con về đồng tiền từ sớm nhé.
GIẢI PHÁP: Hãy bắt đầu dạy con quản lý tiền tiêu vặt ngay từ bây giờ!
Dạy con quản lý tiền tiêu vặt rất dễ dàng, đơn giản. Bạn hãy cố gắng cho con số tiền nhất định hằng tuần để con sử dụng, rồi khuyến khích con tiết kiệm một phần trong số đó để dùng khi cần thiết.
Hơn nữa, việc con luyện tập tự quyết định sẽ làm gì bằng số tiền con tiết kiệm được sau khi định ra số tiền mục tiêu cũng quan trọng.
“Chỉ dạy con học bài thôi cũng đã bận tối mặt rồi mà còn phải dạy con quản lý tiền tiêu vặt nữa sao?”
Nếu tôi nhấn mạnh tầm quan trọng của giáo dục quản lý tiền tiêu vặt thì sẽ có những cha mẹ thể hiện phản ứng như thế. Hãy cùng suy nghĩ một chút nhé. Cha mẹ đầu tư toàn bộ thời gian và kinh phí để mong con thi đỗ vào trường đại học. Nhưng thực tế dù con không giỏi môn Văn, Toán hay tiếng Anh thì cuộc đời con cũng không hề tệ. Nhưng nếu thói quen quản lý kinh tế sai lầm thì cuộc sống của con sẽ gặp nhiều khó khăn, và cuộc sống về già của cha mẹ cũng dễ ảm đạm.
Tôi hiểu tâm lý của cha mẹ là mong muốn con vừa sống vừa được làm những việc con yêu thích.
Không có cha mẹ nào có thể đáp ứng tất cả những nhu cầu của con đến tận cuối đời. Mục tiêu của mọi giáo dục, không chỉ mỗi giáo dục kinh tế là nuôi dưỡng sức mạnh để con tự khai hoang cuộc sống mà không cần đến cha mẹ.
Nếu bạn mua sô-cô-la cho con nhưng không giới hạn thì một ngày bạn sẽ thấy con khổ sở và đau đớn do sâu răng. Đó là hậu quả rõ ràng. Tiền cũng giống thế. Không phải cứ khi con muốn là bạn nỗ lực cho con nhiều vô điều kiện. Bạn phải dạy dỗ để con kiềm chế lòng tham và tiêu tiền một cách hợp lý. Bạn đừng trì hoãn và lấy cớ mình bận, hay con vẫn còn nhỏ. Bí quyết để con trở thành người có trách nhiệm với cuộc sống của mình và có thể sống đẹp nằm ở giáo dục kinh tế.
Quan điểm về tài chính
Giáo dục kinh tế là “dạy con tri thức để sống trên đời.”
Hãy dạy con từ từ, chậm rãi, đừng vội đổ tội rằng con ném tiền qua cửa sổ
Có thể bạn muốn xem
Chữ Vạn
Người phụ nữ vượt Đại Tây Dương trong thời gian nhanh nhất
Hóa chất trong các sản phẩm tiêu dùng nhựa nguy hiểm như thế nào?
Bức tranh kỳ lạ trên tấm giáp che ngực Lật Phương
Hồi ký của Britney Spears bán hơn một triệu bản
Lợi thế đen
Đến Paris gặp sử gia Sài Gòn
Những mảng gai góc của cuộc sống đương đại
Nhà tiên tri Vanga và Vũ trụ huyền bí