Trầm cảm không còn là “chuyện của người khác” nữa. Theo tạp chí y khoa The Lancet, trầm cảm là một trong những vấn đề sức khỏe cộng đồng hàng đầu trên thế giới.

Cuốn sách này là câu chuyện về chứng trầm cảm của một người trung niên bình thường. Giống như nhiều người, tác giả cũng coi trầm cảm là vấn đề của người khác. Tuy nhiên, chứng trầm cảm đến trái với ý muốn của anh, và anh gặp khó khăn khi vượt qua ngưỡng tinh thần được cho là nơi dành cho những người điên rồ hoặc bất thường.

Phải mất một năm tác giả mới thừa nhận được chứng trầm cảm của mình, dùng thuốc và tư vấn cũng như nhận được xác nhận đã khỏi bệnh. Cuốn sách “Hôm nay, tôi nói với vợ về trầm cảm” ghi lại khoảng thời gian đó và cho thấy một sự thật rằng trầm cảm có thể đến với bất kỳ ai và cuộc sống hằng ngày vẫn tiếp tục ngay cả khi bạn đang phải vật lộn với chứng trầm cảm. Và khi đối mặt với nỗi đau bất ngờ, nó khiến chúng ta phải suy nghĩ về thái độ mà chúng ta có thể lựa chọn, với tư cách là người liên quan cũng như với những người xung quanh.

“Hôm nay, tôi nói với vợ về trầm cảm” là một hồi chuông cảnh báo mạnh mẽ cho bạn, những người xung quanh, gia đình, đồng nghiệp của bạn… Đừng ngó lơ cảm xúc của chính mình hay những người xung quanh, bởi bạn sẽ không biết được hậu quả của việc đó là gì cho đến khi quá muộn. Cuốn sách này chính là giải pháp giúp bạn đối mặt, vượt qua trầm cảm để có được cuộc sống trọn vẹn.

Mục lục:

Lời giới thiệu

Hôm nay, tôi đến phòng khám thần kinh

Trầm cảm “đến rồi”

Ra-đa nhạy cảm

Quy luật bất biến về sự ngu ngốc của con người

Trích đoạn sách hay:

Thay vì “bị”, chữ “đến” lại tạo cho tôi cảm giác, nói thế nào nhỉ, mang tính trung lập hơn. Nghĩa là không phải tôi làm gì sai mà là trạng thái trầm cảm tự tìm đến với tôi. Giống như giữa đêm khuya, mấy người bạn thân đột nhiên ập đến tìm tôi, trầm cảm cũng tìm đến và trú ngụ trong tôi như vậy. Biết làm sao được. Dù sao vị khách không mời cũng đã “đến rồi”, thôi thì trộn đại một bát cơm nguội vào trong bát mì cho họ ăn rồi tiễn họ đi thôi. Có đến thì sẽ có đi, rồi tới một lúc nào đó họ sẽ trở về nhà. Khi đó tôi sẽ gọi điện cho bạn của mình và kể lại thế này. “Ừ, trầm cảm tìm đến nhưng cũng đi rồi.”