Bảo tàng mỹ thuật Cao Hùng tọa lạc trong khu vực rộng 41ha ngay trong trung tâm náo nhiệt nhất của thành phố Cao Hùng. Khu vực này có 6 ha dành cho việc thành lập Trung tâm Giáo dục Nghệ thuật Quốc gia Đài Loan, Công viên Văn hóa Neiweipi là một công viên giải trí được tích hợp chức năng của nghệ thuật, văn hóa, sáng tạo, bảo tồn và giáo dục sinh thái. Được quản lý bởi Bảo tàng Mỹ thuật Cao Hùng (KMFA), công viên đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển nghệ thuật, giới thiệu các xu hướng nghệ thuật trong và ngoài nước, trưng bày tác phẩm của các nghệ sĩ Đài Loan và các nước khác. Ngoài ra còn có các hoạt động giáo dục nghệ thuật khác.
Từ triều đại nhà Thanh, Neiweipi đã nổi tiếng với hồ nước và cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, hiện nay trong thế kỷ 21, khu vực này cùng với lịch sử và cảnh quan, đang trở nên nổi tiếng hơn với
Công viên Văn hóa Neiweipi. Toàn bộ khu vực được chia thành các cụm chính: nhà bảo tàng, vườn trưng bày điêu khắc, công viên văn hóa, khu vực trẻ em, khu vực thả diều. Hàng ngày đặc biệt là vào các buổi chiều có rất đông người dân thành phố tới đây để đi dạo, ngắm các loài chim về trú ngụ quanh hồ, hay thả diều ở đồi cỏ lớn. Khu thả diều này là một địa điểm gắn liền với kỷ niệm thời niên thiếu của nhiều người dân Cao Hùng.
Công viên Văn hóa Neiweipi. Toàn bộ khu vực được chia thành các cụm chính: nhà bảo tàng, vườn trưng bày điêu khắc, công viên văn hóa, khu vực trẻ em, khu vực thả diều. Hàng ngày đặc biệt là vào các buổi chiều có rất đông người dân thành phố tới đây để đi dạo, ngắm các loài chim về trú ngụ quanh hồ, hay thả diều ở đồi cỏ lớn. Khu thả diều này là một địa điểm gắn liền với kỷ niệm thời niên thiếu của nhiều người dân Cao Hùng.
Trước đây toàn bộ khu vực là hồ ao và đất ngập nước có diện tích lớn nhất ở Cao Hùng. Các hồ ao được sử dụng như những hồ chứa nước quan trọng nhất cho tưới tiêu nông nghiệp ở Cao Hùng. Thời xưa, tàu thuyền có thể đi sâu vào khu vực này, người ta có thể nhìn thấy những cánh buồm đi dọc theo sông Tình yêu đến các khu vực xung quanh. Khu vực Neiweipi có kết nối với sông Tình yêu cũng như Lotus Pond và Caigong Pond.
Ngày 21 tháng 01 năm 1985, Thị trưởng Cao Hùng, ông Hsu Shuiteh chấp thuận thành lập KMFA và ra lệnh cho Cục Giáo dục lập kế hoạch và chuẩn bị xây dựng bảo tàng. Các vị trí ban đầu được chỉ định cho các bảo tàng là ở Shoushan (Thọ Sơn), đây là một khu vực rộng rãi, gió nhẹ và không bị ảnh hưởng nhiều bởi gió biển mặn. Vào tháng Năm năm 1985, Su Nan-cheng lên tiếp nhận chức Thị trưởng Cao Hùng đã đưa ra quyết định chọn khu vực 27 ha Neiweipi làm địa điểm của KMFA. So với vị trí ban đầu được chỉ định tại Shoushan, vị trí mới là một bước tiến lớn để có được sự thành công của KMFA. Vào tháng Giêng năm 1988, Tổng thống Trung Hoa dân quốc,
ngài Tưởng Kinh Quốc qua đời và Chính quyền thành phố Cao Hùng đổi tên Neiweipi Nghệ thuật viên thành Công viên Văn hóa Kinh Quốc trong khi tên của Bảo tàng Mỹ thuật vẫn được giữ nguyên. Vào ngày 25 tháng 3 1990 (Fine Arts Day), một buổi lễ trọng thể được tổ chức cho việc đặt nền móng của tòa nhà chính. Vào ngày 10 tháng 5, việc xây dựng các phần chính của bảo tàng đã bắt đầu. Vào tháng Giêng năm 1991, Bộ Giáo dục phê duyệt Trung tâm Giáo dục Nghệ thuật Quốc gia Đài Loan chuyển trụ sở về công viên văn hóa. Trong cùng thời kỳ, Chính quyền Thành phố Cao Hùng đổi tên thành công viên nghệ thuật “Công viên Văn hóa Neiweipi” theo tên ban đầu của khu vực này. Là một bảo tàng mỹ thuật, KMFA tổ chức giới thiệu triển lãm nghệ thuật quốc tế và các hoạt động trưng bày sự phát triển của nghệ thuật các địa phương. Việc phục vụ như là một bảo tàng “cho lịch sử phát triển nghệ thuật tại Đài Loan” là mục đích chính của nó. Bảo tàng liên tục thu thập tác phẩm nghệ thuật lớn của địa phương. Việc nghiên cứu và phân tích của nền văn hóa địa phương và nghệ thuật đã tăng uy tín của bảo tàng và giúp hoàn thành sứ mệnh nghiên cứu nghệ thuật, bộ sưu tập, triển lãm, và giáo dục.
ngài Tưởng Kinh Quốc qua đời và Chính quyền thành phố Cao Hùng đổi tên Neiweipi Nghệ thuật viên thành Công viên Văn hóa Kinh Quốc trong khi tên của Bảo tàng Mỹ thuật vẫn được giữ nguyên. Vào ngày 25 tháng 3 1990 (Fine Arts Day), một buổi lễ trọng thể được tổ chức cho việc đặt nền móng của tòa nhà chính. Vào ngày 10 tháng 5, việc xây dựng các phần chính của bảo tàng đã bắt đầu. Vào tháng Giêng năm 1991, Bộ Giáo dục phê duyệt Trung tâm Giáo dục Nghệ thuật Quốc gia Đài Loan chuyển trụ sở về công viên văn hóa. Trong cùng thời kỳ, Chính quyền Thành phố Cao Hùng đổi tên thành công viên nghệ thuật “Công viên Văn hóa Neiweipi” theo tên ban đầu của khu vực này. Là một bảo tàng mỹ thuật, KMFA tổ chức giới thiệu triển lãm nghệ thuật quốc tế và các hoạt động trưng bày sự phát triển của nghệ thuật các địa phương. Việc phục vụ như là một bảo tàng “cho lịch sử phát triển nghệ thuật tại Đài Loan” là mục đích chính của nó. Bảo tàng liên tục thu thập tác phẩm nghệ thuật lớn của địa phương. Việc nghiên cứu và phân tích của nền văn hóa địa phương và nghệ thuật đã tăng uy tín của bảo tàng và giúp hoàn thành sứ mệnh nghiên cứu nghệ thuật, bộ sưu tập, triển lãm, và giáo dục.
Du khách có thể đến thăm bảo tàng tại địa chỉ: 80 Meishuguan
Road, Kaohsiung, Taiwan, R.O.C.
Road, Kaohsiung, Taiwan, R.O.C.
Khu vực của trẻ em: 330 Makadao Road, Kaohsiung, Taiwan,
R.O.C
Một số tác phẩm nghệ thuật được trưng bày ngoài trời của bảo tàng
Avalokitesvara.
Kanaky
Alimentary
Birth
Light Crosswind
Cảnh quan khu vực bảo tàng, công viên văn hóa
Bãi thả diều
Hoa trong vườn cây cảnh
Cò về trú ngụ lúc hoàng hôn
Những biển báo ngộ nghĩnh trong khu vực
Nguồn tư liệu: KMFA
Ảnh: Lê Tuấn
Ảnh: Lê Tuấn
Có thể bạn muốn xem
Điểm đến cuộc đời
Cách phát hiện Gmail của bạn đang bị theo dõi
IU: Tôi bị phạt đọc sách, đó là món quà tuyệt vời nhất
Thiên nghi và thời hoàng kim của thiên văn học cổ đại
J.K. Rowling đính chính nơi khởi viết ‘Harry Potter’
Tỷ lệ vàng và khuôn mặt của mỹ nhân
Ra mắt sách ảnh “Tiếng gọi đò” của NSND Nguyễn Hữu Tuấn
Thêm một góc nhìn về Văn Miếu – Quốc Tử Giám
Tác giả ‘Lỡ hẹn Paris’ ra mắt sách tại Hà Nội