Trong giới nghiên cứu, cái tên Nguyễn Thị Hậu rất quen thuộc,
mọi người còn đặt cho chị cái tên thân thiết là “Hậu khảo cổ”.
mọi người còn đặt cho chị cái tên thân thiết là “Hậu khảo cổ”.
Cái tên này không chỉ để phản ánh chuyên môn, một tiến sĩ khảo
cổ học, Phó Tổng thư ký Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Tổng thư ký Hội Sử học
TPHCM, mà còn thể hiện một niềm đam mê lớn của chị: đam mê về những giá trị của
các di sản, các công trình liên quan đến lịch sử. Những đam mê đó được chị thể
hiện rõ nét qua cuốn tùy bút, tản văn mới nhất có nhan đề Nghĩ ngợi đường xa vừa
ra mắt bạn đọc. Sách do NXB Văn hóa Văn nghệ TPHCM xuất bản đầu tháng 7-2017.
cổ học, Phó Tổng thư ký Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Tổng thư ký Hội Sử học
TPHCM, mà còn thể hiện một niềm đam mê lớn của chị: đam mê về những giá trị của
các di sản, các công trình liên quan đến lịch sử. Những đam mê đó được chị thể
hiện rõ nét qua cuốn tùy bút, tản văn mới nhất có nhan đề Nghĩ ngợi đường xa vừa
ra mắt bạn đọc. Sách do NXB Văn hóa Văn nghệ TPHCM xuất bản đầu tháng 7-2017.
Với bạn đọc, nếu mới chỉ đọc những tùy bút, tản văn đầu tiên
của cuốn sách, có thể sẽ dễ nhầm lẫn đây là một cuốn sách viết về Sài Gòn xưa vốn
xuất hiện khá nhiều thời gian qua. Tuy nhiên càng đọc, bạn đọc sẽ càng thấy rõ
sự khác biệt của tác phẩm. Cuốn sách chia làm hai phần, phần đầu có nhan đề Mưa
nắng Sài Gòn viết về TPHCM, về con người, về những sở thích, những nét đặc
trưng của đời sống nơi đây. Nhưng khác với các tác giả viết về Sài Gòn – TPHCM,
khác thường là những người sống với TPHCM từ khi còn bé thơ cho đến hiện tại,
tác giả Nguyễn Thị Hậu lại sinh ra ở Hà Nội, mãi đến năm 17 tuổi, vào tháng
5-1975 mới vào sinh sống tại TPHCM. Chính vì vậy, hồi ức về vùng đất Sài Gòn –
TPHCM của chị tuy thiếu đi cái chất kỷ niệm ấu thơ nhưng lại đầy đặn hơn khi
hoài niệm về quá khứ dựa trên những công trình, những di sản vật chất dưới góc
nhìn của một nhà sử học. Đó có thể là những nhà lồng chợ quen thuộc một thời,
những quán bán bún bì cắt bằng tay giờ không còn nữa, là chợ thiệp bên cạnh Nhà
thờ Đức Bà mà đến tận đầu những năm 2000 vẫn còn tồn tại, là những con phố chật
hẹp bên cạnh đường ray tàu hỏa xuyên giữa TP…
của cuốn sách, có thể sẽ dễ nhầm lẫn đây là một cuốn sách viết về Sài Gòn xưa vốn
xuất hiện khá nhiều thời gian qua. Tuy nhiên càng đọc, bạn đọc sẽ càng thấy rõ
sự khác biệt của tác phẩm. Cuốn sách chia làm hai phần, phần đầu có nhan đề Mưa
nắng Sài Gòn viết về TPHCM, về con người, về những sở thích, những nét đặc
trưng của đời sống nơi đây. Nhưng khác với các tác giả viết về Sài Gòn – TPHCM,
khác thường là những người sống với TPHCM từ khi còn bé thơ cho đến hiện tại,
tác giả Nguyễn Thị Hậu lại sinh ra ở Hà Nội, mãi đến năm 17 tuổi, vào tháng
5-1975 mới vào sinh sống tại TPHCM. Chính vì vậy, hồi ức về vùng đất Sài Gòn –
TPHCM của chị tuy thiếu đi cái chất kỷ niệm ấu thơ nhưng lại đầy đặn hơn khi
hoài niệm về quá khứ dựa trên những công trình, những di sản vật chất dưới góc
nhìn của một nhà sử học. Đó có thể là những nhà lồng chợ quen thuộc một thời,
những quán bán bún bì cắt bằng tay giờ không còn nữa, là chợ thiệp bên cạnh Nhà
thờ Đức Bà mà đến tận đầu những năm 2000 vẫn còn tồn tại, là những con phố chật
hẹp bên cạnh đường ray tàu hỏa xuyên giữa TP…
Phần hai của sách mang tên Khóc một dòng sông, khác với phần
đầu nhiều kỷ niệm, phần hai nhìn TP dưới góc nhìn của một chuyên gia về lịch sử.
Nếu bạn đọc tinh ý, có thể thấy ở phần một, tác giả dùng thuật ngữ Sài Gòn làm
chính bởi những chi tiết, di sản, con người được tác giả nhắc đến đều dưới góc
độ quá khứ, nó có thể vẫn tồn tại hay chỉ còn là hoài niệm nhưng tựu trung là
phản ánh một vùng đất xưa kia. Ngược lại ở phần hai, đôi khi vẫn những công
trình kiến trúc đó, tác giả dùng là TPHCM, bởi đó là hiện tại, là tương lai.
đầu nhiều kỷ niệm, phần hai nhìn TP dưới góc nhìn của một chuyên gia về lịch sử.
Nếu bạn đọc tinh ý, có thể thấy ở phần một, tác giả dùng thuật ngữ Sài Gòn làm
chính bởi những chi tiết, di sản, con người được tác giả nhắc đến đều dưới góc
độ quá khứ, nó có thể vẫn tồn tại hay chỉ còn là hoài niệm nhưng tựu trung là
phản ánh một vùng đất xưa kia. Ngược lại ở phần hai, đôi khi vẫn những công
trình kiến trúc đó, tác giả dùng là TPHCM, bởi đó là hiện tại, là tương lai.
Nguyễn Thị Hậu nổi tiếng trong giới nghiên cứu một phần
chính là ở các công trình liên quan đến bảo tồn và phát triển di sản văn hóa đô
thị. Các bài viết của tác giả ở phần này cũng xoay quanh những vấn đề đó: làm
sao để có thể giữ gìn những di sản lịch sử của một đô thị hàng trăm năm tuổi
nhưng không biến điều đó thành chướng ngại cho sự phát triển? Làm sao để bảo tồn
và phát triển đồng hành cùng nhau thay vì là kẻ thù của nhau?… Trong bài viết
được lấy làm nhan đề sách, tác giả thông qua cách mà những đô thị lớn ở châu Âu
đã làm để vừa duy trì các kiến trúc cổ đại diện cho quá khứ vừa đảm bảo cho những
kiến trúc mới tiêu biểu cho tương lai. Đó là những bài học kinh nghiệm mà một
đô thị đang tràn trề sức sống như TPHCM có thể học hỏi, tham khảo.
chính là ở các công trình liên quan đến bảo tồn và phát triển di sản văn hóa đô
thị. Các bài viết của tác giả ở phần này cũng xoay quanh những vấn đề đó: làm
sao để có thể giữ gìn những di sản lịch sử của một đô thị hàng trăm năm tuổi
nhưng không biến điều đó thành chướng ngại cho sự phát triển? Làm sao để bảo tồn
và phát triển đồng hành cùng nhau thay vì là kẻ thù của nhau?… Trong bài viết
được lấy làm nhan đề sách, tác giả thông qua cách mà những đô thị lớn ở châu Âu
đã làm để vừa duy trì các kiến trúc cổ đại diện cho quá khứ vừa đảm bảo cho những
kiến trúc mới tiêu biểu cho tương lai. Đó là những bài học kinh nghiệm mà một
đô thị đang tràn trề sức sống như TPHCM có thể học hỏi, tham khảo.
Nghĩ ngợi đường xa để lại chút suy tư cho bạn đọc. Đường xa
nhưng điều nghĩ đến lại ở gần sát bên, là những gì thời sự nhất, là những chuyện
diễn ra hàng ngày trên những con đường đi làm, qua những bài tranh luận về bảo
tồn và phát triển trên báo… Bạn đọc có thể thích hay không thích những suy tư,
những kiến nghị của tác giả, nhưng quan trọng nhất là cả tác giả và bạn đọc của
cuốn sách đều là nghĩ đến Sài Gòn – TPHCM với những mong muốn tốt đẹp nhất cho
mảnh đất này.
nhưng điều nghĩ đến lại ở gần sát bên, là những gì thời sự nhất, là những chuyện
diễn ra hàng ngày trên những con đường đi làm, qua những bài tranh luận về bảo
tồn và phát triển trên báo… Bạn đọc có thể thích hay không thích những suy tư,
những kiến nghị của tác giả, nhưng quan trọng nhất là cả tác giả và bạn đọc của
cuốn sách đều là nghĩ đến Sài Gòn – TPHCM với những mong muốn tốt đẹp nhất cho
mảnh đất này.
XUÂN THÂN
Nguồn: Sài Gòn giải phóng
Có thể bạn muốn xem
Hoàng Đế Của Bách Bệnh
Trang phục xưa của người đồng bằng sông Cửu Long
Herbert von Karajan: Người lập cả đế chế âm nhạc
Tâm
Sức mạnh của sự khiêm nhường
Chữ Vạn
Minh chứng thiên đường
Muji – Đơn giản là hoàn mỹ
‘THỨC DẬY MUỐN ĐI LÀM’ – 7 quy tắc về cảm xúc nơi công sở và những kỹ năng quản lý cảm xúc