Nhà sưu tập sách tự gọi mình là ‘kẻ cuồng phong lưu’

Thomas Phillipps là một nhà sưu tập sách và cổ vật người Anh. Ông sở hữu bộ sưu tập sách và bản thảo lớn nhất của thế kỷ 19, bộ sưu tập cá nhân lớn nhất mà thế giới từng thấy.

Với sự ra đời của sách điện tử vào đầu thế kỷ 21, không thiếu cuộc thảo luận về việc liệu phương tiện kỹ thuật số cuối cùng có thay thế sách in hay không. Theo lịch sử, con người thường xuyên lo ngại về “cái chết của những cuốn sách” kể từ những năm 1820.

Bất chấp những tranh cãi, sách in không có dấu hiệu biến mất khỏi thế giới hậu kỹ thuật số. Thomas Phillipps được biết đến không chỉ là một nhà sưu tập sách và cổ vật người Anh, ông còn là một nhà thư tịch thực thụ, sở hữu bộ sưu tập sách và bản thảo lớn nhất của thế kỷ 19.

Cuốn sách A Gentle Madness đã miêu tả Phillipps là nhà sưu tập bản thảo vĩ đại nhất mà thế giới từng biết. Nhưng đối với Phillipps, đây lại là thói quen, một nỗi ám ảnh khủng khiếp khiến bản thân ông rơi vào cảnh nợ nần.

Nhà sưu tập sách Thomas Phillipps. Ảnh: Grunge.

Nguồn gốc ban đầu của nỗi ám ảnh

Niềm đam mê sưu tập sách của Thomas Phillipps đã bắt đầu từ khi còn trẻ, khoảng đầu thế kỷ 19 với một bộ sưu tập các chương sách được gọi là Sách xanh Gothic. Trong khi Phillipps tiếp tục thu thập một số lượng đáng kinh ngạc các tài liệu quý hiếm và quý giá, thì các tập truyện là một nơi khiêm tốn để ông bắt đầu.

Chúng thường là những cuốn sách nhỏ hoặc tờ rơi, được sản xuất hàng loạt và bán bởi những người bán hàng rong. Được in với giá rẻ và thường chứa đầy thơ và truyện ngắn, được bán với giá chỉ vài xu. Trong nhiều thế kỷ, những loại hình sách như vậy đã trở nên phổ biến như một cách giúp cho việc viết lách dễ tiếp cận với những người nghèo nhất trong xã hội, và, mua với giá rẻ đến mức, chúng cũng được trẻ em ưa chuộng. Những đứa trẻ như Thomas Phillipps thời trẻ.

Khi Phillipps bắt đầu trở nên “nghiện” hơn với công việc sưu tập, ông đã sở hữu hơn 127 đầu sách. Là một nhà sưu tập tận tâm, lưu giữ một danh mục là một thói quen cần thiết và việc niêm yết sớm này là tiền thân của một thói quen mà Phillipps sẽ giữ cho đến cuối đời. Như tờ Grolier Club Gazette đã đề cập, sau đó, ông đã lưu giữ một loạt cuốn nhật ký ghi chép đều đặn về tất cả hoạt động văn học của ông.

Phillipps ‘nghiện’ sưu tập sách từ khi còn trẻ. Ảnh: Grunge.

Nhu cầu bắt buộc phải mua sách được gọi là “bibliomania”, và đó là một tính cách khá nổi tiếng. Như một thú vui, sưu tầm sách lần đầu tiên bắt đầu trở nên phổ biến rộng rãi trong giới công dân giàu có ở Anh thế kỷ 19, có một lịch sử lâu đời và khác thường của riêng nó.

Thậm chí vào thời điểm đó, có rất nhiều người trong xã hội coi đây là một trò tiêu khiển kỳ lạ và phi lý. Tuy nhiên, đối với Thomas Phillipps, sưu tập sách chính là niềm đam mê. Ông luôn có một mục đích.

Sự bảo tồn. Phillipps từng rất buồn khi nghe về sự phá hủy các bản thảo cũ thời Trung cổ. Nhiều tài liệu cũ được viết không phải trên giấy mà được viết trên giấy da. Giấy da thường được làm từ da động vật, và giấy da là một trong những loại tốt nhất được sử dụng cho sách.

Thông thường, giấy da được sử dụng cho các tài liệu quan trọng nhất, bao gồm các bản thảo được chiếu sáng từ thời Trung cổ – và cũng bao gồm Hiến pháp Mỹ ban đầu. Và những bản thảo như vậy chính là niềm đam mê thực sự của ông, Phillipps thậm chí còn đặt ra một từ cho phong cách sưu tập của bản thân.

Khi những người sưu tập sách khác đơn giản chỉ là những người theo chủ nghĩa thư tịch, ông đã tự gọi mình là một “kẻ cuồng phong lưu”.

Nhu cầu bắt buộc phải mua sách được gọi là ‘bibliomania’. Ảnh: Grunge.

Mối quan tâm của Thomas Phillipps về sự biến mất của các văn bản thời Trung cổ không phải là không có cơ sở. Theo thời gian, nhiều bản đã bị thất lạc, chỉ có khoảng 9% bản thảo từ châu Âu thời trung cổ vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay.

Đã có nhiều lý do những tác phẩm cũ này bị hủy hoại, dù vô tình hay cố ý. Hỏa hoạn trong lịch sử là mối nguy lớn nhất, khiến toàn bộ thư viện biến mất. Các bản thảo khác đã bị mất vì chính trị và tôn giáo. Trớ trêu thay, nhiều cuốn đã bị phá hủy để dùng làm nguyên liệu đóng bìa sách in.

Tháp Broadway và nhà xuất bản Middle Hill

Ngôi nhà của gia đình Phillipps là một ngôi nhà nông thôn lớn, nằm ở Middle Hill, Broadway, miền Nam nước Anh. Đó là nơi mà ban đầu Thomas Phillipps bắt đầu sưu tập sách khi còn là một cậu bé, và khi ông trở nên nghiêm túc hơn với việc sưu tầm văn học, ông đã chuyển đến sinh sống ở khá gần đó.

Tháp Broadway ở miền Nam nước Anh. Ảnh: Grunge.

Phillipps đã thu thập sách khi đang theo học tại Đại học Oxford. Trong khi ông đã được trao tặng nhiều danh hiệu xã hội khác nhau nhờ các mối quan hệ gia đình của mình, những cuốn sách đó vẫn là mối quan tâm chính của ông. Sử dụng tiền thừa kế, Phillipps sau đó đã mua lại Tháp Broadway.

Bên trong Tháp Broadway, Phillipps đã thiết lập một nhà in mà ông sử dụng để in các bản ghi chép các tài liệu lịch sử, mỗi bản ghi đều có gia huy của một con sư tử và dòng chữ “Sir TP / Middle Hill” như một dấu hiệu xác thực.

Bản thân tòa tháp là một tòa nhà phô trương, với tầm nhìn ra một số cảnh quan nổi tiếng nhất của nước Anh. Giới học thuật đôi khi nhiệt tình nói về lòng hiếu khách của Phillipps, với một học giả người Pháp mô tả Tháp Broadway là “ngọn hải đăng” mà tại đó “tất cả những người hành hương đến học tập đều được chào đón”.

Thomas Phillipps nổi tiếng không phải là người sưu tập có tổ chức nhất, nhưng ông vẫn có được một bộ sưu tập đáng kinh ngạc. Thật dễ dàng để tưởng tượng rằng Phillips có thể chưa bao giờ đọc hết bộ sưu tập của mình, vì ông sở hữu khoảng 50.000 cuốn sách và 100.000 bản thảo.

Ông thậm chí còn mở rộng sang việc thu thập các tài liệu khác, bao gồm bản đồ, bản vẽ tổng thể, chứng thư, biểu đồ phả hệ, và thậm chí cả các vật phẩm cũ hơn như con dấu hình trụ Babylon. Bộ sưu tập của ông lớn đến nỗi nó cuối cùng đã sánh ngang với toàn bộ sách trong các trường đại học.

Bản thân Phillipps sở hữu một thư viện khổng lồ. Ảnh: Grunge.

Cho đến cuối đời, bộ sưu tập của Phillipps đã trở thành một nỗi ám ảnh. Ông từng thẳng thắn khẳng định: “Tôi ước có một bản sao của mọi cuốn sách trên thế giới”. Một mục tiêu cao cả mà ông ấy dường như đã gần đạt được hơn bất kỳ ai khác trong lịch sử.

Chi phí thu thập

Thomas Phillipps là một người giàu có, nhưng khối tài sản mà ông bỏ ra cho bộ sưu tập của mình lớn hơn rất nhiều so với khối tài sản thực sự sở hữu. Nhà đấu giá Christie’s đề cập rằng một nhà kinh doanh sách và thủ thư, ANL Munby, đã ước tính rằng Phillipps có thể đã chi tới một phần tư triệu bảng Anh và khoảng 5.000 bảng Anh mỗi năm. Được điều chỉnh theo giá hiện đại, con số này rơi vào khoảng 23 triệu bảng Anh tổng cộng và 470.000 bảng Anh mỗi năm.

Không cần phải nói, việc liên tục chi một số tiền lớn vô lý như vậy cho sách và bản thảo là điều hoàn toàn không bền vững. Phillipps được thừa hưởng một số tiền khá lớn từ cha mình, nhưng điều này rõ ràng là không đủ để giải tỏa cơn khát sách không thể nguôi ngoai của ông. Kết quả là Phillipps gần như sống trong nợ nần chồng chất.

Mặc dù có những kho báu tuyệt vời trong bộ sưu tập của mình, nhưng ngôi nhà của Thomas Phillipps giống như một “nơi ở tồi tàn”.

Ngôi nhà được nhồi đầy những hộp lớn bản thảo. Mọi căn phòng dường như chất đầy đống lớn giấy tờ, bản thảo, sách, và đủ loại văn học lộn xộn khác chất đống trên bàn, ghế, thang và thậm chí cả giường.

Mỗi căn phòng đều chứa đầy những chiếc hộp, chứa đựng những thứ giá trị nhất trong các vụ mua lại của Phillipps, được chất đống cao đến tận trần nhà. Không khí trong nhà của Phillipps luôn rất ngột ngạt vì cửa sổ không bao giờ được mở, luôn ngập mùi giấy và giấy da đến mức “gần như không thể chịu nổi”.

Những bản thảo quý giá mà Phillipps sưu tầm. Ảnh: Grunge.

Di sản của Phillipps

Năm 1863, Thomas Phillipps đặt ra nhiệm vụ to lớn là chuyển toàn bộ bộ sưu tập của mình đến một ngôi nhà mới. Tại thời điểm này, thư viện cá nhân của ông, vẫn còn ngổn ngang và cần cả một lực lượng lao động để di chuyển. Theo cuốn sách The Shakespeare Thefts, ông đã thuê 175 người đàn ông và 250 con ngựa để kéo 125 toa xe chở sách.

Và trong khi vị trí mà ông chuyển đến chỉ cách đó 20 dặm, toàn bộ hoạt động vẫn mất tới hai năm. Ngôi nhà mới của cả Phillipps và bộ sưu tập của ông là một biệt thự, Thirestaine House, một tòa nhà lớn đến nỗi thức ăn từ nhà bếp luôn nguội lạnh khi đến phòng ăn.

Những ngày tháng cuối đời, Thomas Phillipps đã cố gắng tìm một ngôi nhà mới cho bộ sưu tập văn học khổng lồ của mình, nhưng vô ích. Cuối cùng, bộ sưu tập của ông đã được thừa kế bởi một trong những người con gái của ông, Katharine Fenwick.

Được biết, phải mất một thế kỷ bán hàng và đấu giá để phân loại qua hàng núi văn bản mà ông để lại. Mặc dù Thomas Phillipps có thể muốn bộ sưu tập của mình được lưu giữ cùng nhau, nhưng kể từ đó chúng đã được phân tán đi khắp nơi trên thế giới.