Sách “Ông chúa Đức Huệ” dựng lại cuộc đời hoàng nữ cuối cùng của Triều Tiên, qua đó nói lên thân phận phụ nữ chấp chới trong dòng xoáy lịch sử.
Đức Huệ (1912-1989) là một nhân vật có thật trong lịch sử. Bà là con của hoàng đế Triều Tiên Quang Vũ (Cao Tông) và Lương Cung nhân. Danh từ “hoàng nữ” hoặc “ông chúa” dành cho Đức Huệ, bởi bà là con của một vị hoàng đế với một vị phi tần.
Ông chúa Đức Huệ (phải) cùng chồng là So Takeyuki.
Ông chúa Đức Huệ là cuốn tiểu thuyết nổi tiếng của tác giả Kwon Bee-Young. Sách gây chú ý tại Hàn Quốc ngay khi mới ra mắt vào năm 2009. Tại thời điểm đó, sách luôn đứng hàng đầu trong những cuốn sách bán chạy nhất, sau năm tuần ra mắt đã bán 80.000 bản. Tới nay, có hơn một triệu bản sách đã bán ra.
Tác phẩm được chuyển thể thành phim điện ảnh ra rạp năm 2016, xếp thứ 59 trong bảng xếp hạng những bộ phim Hàn Quốc ăn khách. Nhờ hiệu ứng của phim, sách Ông chúa Đức Huệ lại tiếp tục ăn khách vào năm 2016 tại Hàn Quốc.
Tại Việt Nam, tiểu thuyết mới được xuất bản qua phần chuyển ngữ của dịch giả Dương Thanh Hoài.
Ông chúa Đức Huệ là tiểu thuyết lịch sử dựa trên cuộc đời của vị hoàng nữ cuối cùng Triều Tiên. Sách lấy bối cảnh cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 – một giai đoạn đầy biến động của Triều Tiên. Chế độ phong kiến khắp nơi suy tàn, các hoàng tộc nỗ lực cố gắng níu giữ quyền lực xưa nay của mình, giờ đây có nguy cơ bị nhiều thế lực khác thay thế.
Triều Tiên lúc đó không nằm ngoài xu thế chung. Cha của ông chúa Đức Huệ là vị vua đầu tiên của Triều Tiên xưng hoàng đế, ông để lại dấu ấn như một người có chí khí và lòng tự tôn dân tộc. Nhưng những nỗ lực của ông không cưỡng lại được sự phát triển tất yếu của lịch sử.
Sách Ông chúa Đức Huệ mới được xuất bản tại Việt Nam.
Đức Huệ được vua cha yêu quý hết mực. Bởi yêu cô con gái nhỏ nên hoàng đế đã phong cho mẹ của Đức Huệ là quý nhân, lập nhà trẻ cho bà ở cung Deoksu. Nhưng thân phận có cao quý tới đâu, được lớn lên, nuôi dạy trong nhung lụa ra sao thì vị hoàng nữ không thoát khỏi số phận một người trong hoàng tộc đang thất thế.
Suốt cả thời tuổi trẻ, ông chúa Đức Huệ sống tại Nhật Bản, mà coi như một đời lưu vong. Bà luôn đau đáu hướng về quê hương. Nỗi nhớ quê trong vô vọng khiến bà mòn mỏi, hóa điên, phải điều trị trong nhiều viện tâm thần ở Nhật. Nhưng dù thế nào đi nữa, bà không bao giờ quên mất thân phận của mình, không đầu hàng số phận.
Khi được mời trở lại tổ quốc, cho dù đã bị bệnh về thần kinh, song bà vẫn nhớ chính xác tất cả các nghi lễ cung đình. Thông qua tiểu thuyết, tác giả Kwon Bee-Young tái hiện phận đời người phụ nữ chấp chới trong dòng xoáy lịch sử và tình yêu tổ quốc của người dân Triều Tiên bấy giờ.
Tác giả từng nói về cuốn sách: “Cuộc đời đau buồn của ông chúa Đức Huệ giờ đây đã có thể ra mắt độc giả dưới hình thức tiểu thuyết. Mặc dù mượn danh tiểu thuyết, nhưng tôi hy vọng sẽ giúp quý vị cảm nhận được, hiểu được về cuộc đời bất hạnh của hoàng nữ, đồng cảm với ông chúa bằng sự chân thành, hơn là khi đọc những tài liệu lịch sử chính thống”.
Theo Tần Tần/Zing.vn
Có thể bạn muốn xem
Đường sách TP Hồ Chí Minh mừng đón tuổi lên 3
Dùng tên Quách Tĩnh, Hoàng Dung, nhà văn Trung bồi thường 270.000 USD
Dữ liệu lớn cho doanh nghiệp nhỏ for dummies
Những cuốn sách đưa bạn đọc vào hành trình “theo chân Bác”
Dụ mua sách dòng họ qua điện thoại
Thức tỉnh điều vô hình
8 PHÚT THIỀN
Thông tin từ chatbot cung cấp không thể thay thế được sách
Phẩm cách cha mẹ